Thông tư liên tịch 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi tắt là Hội đồng); phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự xác định mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật; kinh phí thực hiện xác định mức độ khuyết tật.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 01/2019/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2019 |
Ngày công báo: | 02/03/2019 | Số công báo: | Từ số 249 đến số 250 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Rút ngắn thời hạn xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
Chủ tịch Hội đồng (Chủ tịch UBND cấp xã) có trách nhiệm:
- Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, giao tiếp, sinh hoạt;
- Kiến nghị dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Triệu tập các thành viên, gửi thông báo thời gian, địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện của họ;
- Đánh giá dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật theo quy định;
- Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 01/2019/TT-BLĐTBXH
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Người khuyết tật có được giảm nhẹ án tù hay không?
- Không tuyển dụng người khuyết tật có vi phạm pháp luật không?
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu bận cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
b) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
c) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
đ) Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan quản lý nhà nước về người khuyết tật;
b) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
c) Thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
d) Người khuyết tật;
đ) Người đại diện hợp pháp của người khuyết tật;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.