Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP về quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ công an – Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Quý Vương, Trần Tiến Dũng, Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 13/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2018 |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án tham nhũng
– Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc của tài sản, hàng hoá, hàng giả, hàng thật, hàng cấm.
– Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử.
– Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân đo, đong đếm và các máy móc, thiết bị khác.
– Khi cần xác định hành vi vi phạm trong đầu tư (như về đấu thầu, về lập thẩm định quyết định…).
– Khi gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra.
– Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, bảo hiểm, đất đai và các lĩnh vực khác mà xét thấy cần thiết phải thực hiện việc giám định.
Xem trước và tải xuống
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC
- Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 (56/2020/QH14)
- Thủ tục trưng cầu giám định trong bộ luật tố tụng dân sự
Trên đây là bài viết của chúng tôi về: “Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP”. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thông tư liên tịch này quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp và việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
2. Tổ chức giám định tư pháp, người giám định tư pháp, giám định viên tư pháp được trưng cầu giám định;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm;
2. Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử;
3. Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác;
4. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư.
5. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư gây ra.
6. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng,…