Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành. Hằng năm thì có rất nhiều văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, v.v … được ban hành và chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe ai đó hay chính bản thân mình nhắc đến tên của các loại văn bản này.
Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đều biết rõ về khái niệm thông tư là gì? Cơ quan ban hành thông tư là cơ quan nào? Thông tư có hiệu lực khi nào? Hay thông tư có phải là một dạng văn bản pháp luật không? Thông tư là văn bản gì theo quy định mới? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2020
TThông tư là văn bản gì?
Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.
Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cơ quan ban hành thông tư?
Theo quy định cụ thể tại khoản 8, điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành năm 2015 có nội dung như sau:
“Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
=> Như vậy, từ những nội dung của quy định trên ta có thể thấy:
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành thông tư đó chính là: Tòa án nhân dân tối cao (cụ thể là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (cụ thể là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Bộ trưởng và Thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ.
Trong đó:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư là để nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ quản lý các Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân về phương diện tổ chức và một số vấn đề khác do Luật tổ tổ chức Tòa án nhân dân và những luật có liên quan khác giao phó.
Thông tư sẽ bắt đầu có hiệu lực khi nào?
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì một vài nguyên tắc để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là:
– Ta sẽ dựa vào thông tin được quy định trực tiếp; cụ thể tại một điều luật nào đó trong văn bản quy phạm pháp luật.
– Trong trường hợp; trong văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản cụ thể quy định về ngày; tháng; năm có hiệu lực thì ta sẽ áp dụng cách xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó như sau (theo điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):
+ Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành thì thông thường sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hoặc kể từ ngày được thông qua văn bản đó.
+ Đối với những văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh thì hiệu lực của văn bản đó sẽ là sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
+ Còn đối với một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tại cấp huyện và cấp xã thì sau 07 ngày tính từ ngày ký ban hành thì văn bản đó sẽ có hiệu lực.
Thông tư có phải là văn bản pháp luật hay không?
Tại điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 do Quốc hội ban hành thì có liệt kê toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay.
Và chính tại khoản 8 của điều luật này có nhắc tới thông tư.
Chính vì vậy; ta có thể khẳng định thông tư chính là một trong những văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung của thông tư quy định vấn đề gì?
Nội dung của thông tư lệ thuộc vào thẩm quyền của mỗi chủ thể ban hành.
– Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các toà án nhân dân và toà án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật Tổ chức Toà án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
– Thông tư của bộ trưởng; thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
+ Chi tiết điều; khoản; điểm được giao trong luật; nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh; nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh; quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Cách soạn thảo thông tư mới hiện nay
1. Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng; ban hành thông tư; phân công đơn vị thuộc bộ; cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư.
2. Trong quá trình soạn thảo thông tư; bộ; cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ; cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư; bộ; cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ; cơ quan ngang bộ khác; cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan; tổ chức khác; các chuyên gia; nhà khoa học. Cơ quan; tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
3. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu; tiếp thu ý kiến; hoàn thiện dự thảo thông tư.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tìm doanh nghiệp theo mã số thuế
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân mới
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Mẫu hợp đồng góp vốn công ty cổ phần mới nhất
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư là văn bản gì theo quy định mới″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ giải thể công ty trọn gói; giấy phép bay flycam, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Căn cứ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thông tư được ban hành bởi:
– Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Ngoài ra còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Ngoài ra còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.