Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi về các văn bản thông tư. Các thông tư do ai ban hành? Thông tư là văn bản có chức năng nào sau đây? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thông tư là gì?
Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành. Thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.
Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lý. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành; thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lý
Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền ban hành thông tư theo quy định
Theo quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có nội dung như sau:
“Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
Như vậy, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành thông tư đó chính là: Tòa án nhân dân tối cao (cụ thể là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao); Viện kiểm sát nhân dân tối cao (cụ thể là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao); Bộ trưởng và Thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ.
Thông tư là văn bản có chức năng nào sau đây?
Thông tư được ban hành hên cơ sở pháp lý vẳ cơ sở thực tiễn với ý nghĩa chứng minh tính hợp pháp và hợp lý.
Cơ sở pháp lý để ban hành thông tư là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn dự thảo thông tư đang soạn thảo, quy định trực tiếp về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và luật; pháp lệnh; nghị định điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực mà thông tư hướng dẫn, chi tiết hoá.
Về cách thức trình bày, người soạn thảo sử dụng từ “căn cứ…” để viện dẫn, mỗi văn bản được viện dẫn bằng một từ “căn cứ”, kết thúc mỗi căn cứ sử dụng dấu chấm phẩy (;) xuống dòng. Phần căn cứ được viết bằng chữ in nghiêng.
Cơ sở thực tiễn ban hành thông tư được trình bày bởi từ “theo”. Sau đó là hành vi đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
Thông tư bao gồm những nội dung chính gì?
Nội dung chính của thông tư có nhiệm vụ đặt ra các quy định để chi tiết hoá, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị định… của cơ quan nhà nước cấp trên; ban hành các quy trình, quy chuẩn kĩ thuật của ngành hoặc các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. Những nội dung này được người soạn thảo sử dụng kết cấu chương, điều, khoản, điểm để trình bày theo trật tự logic.
Đối với những thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một thông tư hoặc nhiều thông tư khác và thông tư ban hành kèm theo tiêu chuẩn, quy chế, quy định, chương trình, khung chương trình, danh mục,… người soạn thảo trình bày nội dung chính của thông tư với kết cấu điều, khoản không sử dụng yếu tố chương; còn nội dung quy phạm pháp luật được chứa đựng trong văn bản đính kèm (quy chế, quy định, chương trình…) mới sử dụng kết cấu chương; điều; khoản; điểm để phân chia sắp xếp nội dung.
Đối với những thông tư có nội dung hướng dẫn, chi tiết hoá quy định của luật, pháp lệnh, nghị định,… người soạn thảo sử dụng chương, điều, khoản, điểm để trình bày tương tự như luật, pháp lệnh và nghị định.
– Phần kết thúc của thông tư, người soạn thảo trình bày về tổ chức thực hiện thông tư (giao nhiệm vụ cho cấp dưới); thay thế; hoặc bãi bỏ nội dung của thông tư hay một phần thông tư khác và thời điểm có hiệu lực pháp lý của thông tư.
Cách soạn thảo thông tư
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành thông tư; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư.
2. Trong quá trình soạn thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
3. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu; tiếp thu ý kiến; hoàn thiện dự thảo thông tư.
Có thể bạn quan tâm
- Thông tư là văn bản có chức năng nào?
- Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26/08/2020
- Thông tư hướng dẫn nghị định 01/2021 có gì mới?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thông tư là văn bản có chức năng nào sau đây“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty ở Việt Nam; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tư sẽ có hiệu lực theo ngày; tháng; năm cụ thể được ghi nhận trong chính điểu khoản của thông tư đó; hoặc sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Hay kể từ ngày được thông qua.
Tại khoản 8 điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 do Quốc hội ban hành đã liệt kê thông tư vào bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. Do vậy, có thể khẳng định thông tư chính là một trong những văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung của thông tư cũng được phân chia với kết cấu ba phần:
– Cơ sở ban hành
– Nội dung chính
– Hiệu lực pháp lý.