Ngày 08/02/2022, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Thông tư gồm 10 điều và 02 Phụ lục (Phụ Lục Bảng tiêu chí đánh giá, chấm điểm tổ chức đấu giá tài sản; Phụ lục mẫu thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản). Thông tư hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản và pháp luật về đấu thầu. Nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn thông tư hướng dẫn đấu giá tài sản.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 02/2022/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Phan Chí Hiếu | |
Ngày ban hành: | 08/02/2022 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2022 | |
Ngày công báo: | 05/03/2022 | Số công báo: | Từ số 259 đến số 260 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tải xuống Thông tư hướng dẫn đấu giá tài sản
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.
2. Thông tư này áp dụng đối với người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản.
3. Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản và pháp luật về đấu thầu.
Nội dung chính của thông tư hướng dẫn đấu giá tài sản
Nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm theo đúng tiêu chí quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bảo đảm tính chính xác, độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Tổ chức đấu giá tài sản tự chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn và phải chịu hậu quả bất lợi do kê khai không đầy đủ, không chính xác thông tin quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
Nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
1. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá.
2. Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả.
3. Nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản.
4. Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp.
5. Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố.
6. Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
Thông báo công khai tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
1. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản với đầy đủ tiêu chí quy định tại Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người có tài sản đấu giá thông báo công khai việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản trong thời hạn ít nhất là 03 ngày làm việc trước ngày quyết định lựa chọn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá
1. Trách nhiệm của người có tài sản đấu giá:
a) Thông báo công khai việc lựa chọn, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí lựa chọn và chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
b) Xem xét, xác minh thông tin phản ánh về việc tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;
c) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn và kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản kèm theo kết quả xác minh trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá:
a) Yêu cầu người có tài sản đấu giá thuộc thẩm quyền quản lý báo cáo kết quả xác minh, hủy kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đơn phương chấm dứt, chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn;
b) Có biện pháp xử lý đối với những cá nhân, tổ chức liên quan có hành vi vi phạm trong việc đánh giá, chấm điểm lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo thẩm quyền;
c) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
- Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thông tư hướng dẫn đấu giá tài sản“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lý. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lý.
Thông tư là hình thức văn bản pháp luật được một số chủ thể có thẩm quyền ban hành như Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Nội dung của thông tư lệ thuộc vào thẩm quyền của mỗi chủ thể ban hành.
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các tòa án nhân dân và tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
– Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
+ Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.