Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 hiện hành, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều mình đi, đi đúng làn đường và phải chấp hành hệ thống biển báo đường bộ. Vậy hệ thống báo hiệu đường bộ như thế nào? Điều lệ báo hiệu đường bộ ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây và tải xuống Thông tư 54/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Hệ thống báo hiệu đường bộ như thế nào?
Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
STT | Hệ thống báo hiệu đường bộ | Quy định chi tiết |
1 | Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông | – Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;- Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;- Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông. |
2 | Tín hiệu đèn giao thông | Gồm 03 màu:- Tín hiệu xanh là được đi;- Tín hiệu đỏ là cấm đi;- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. |
3 | Biển báo hiệu đường bộ | Gồm 05 nhóm:- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. |
4 | Vạch kẻ đường | Là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. |
5 | Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ | Được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường. |
6 | Rào chắn | Được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại. |
Theo đó, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và lưu ý:
- Khi có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Tại nơi vừa có biển báo hiệu cố định vừa có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời;
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:
“Điều 4. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.”
Theo đó, khi tham gia giao thông, hiệu lệnh của biển báo hiệu sẽ được ưu tiên sau hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
Thuộc tính văn bản.
Số hiệu: | 54/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ | |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 | |
Ngày công báo: | 14/02/2020 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Đây là nội dung tại QCVN 41:2019/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020).
Theo đó, xe ô tô con (còn gọi là xe con) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
(Quy định hiện hành tại QCVN 41:2016/BGTVT thì xe con bao gồm cả trường hợp xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg (1.5 tấn)).
Ngoài ra, xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.
Xem chi tiết tại Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
Tải xuống Thông tư 54/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay
- Dừng xe nơi có biển cấm dừng cấm đỗ Nghị định 100
- Quy chuẩn biển báo mới có hiệu lực từ 1/7 cần lưu ý điểm gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Thông tư 54/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều lệ báo hiệu đường bộ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đổi tên căn cước công dân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Cũng theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT; biển cấm xe máy và xe gắn máy sẽ bao gồm hai loại biển sau đây:
Khi gặp biển báo hiệu giao thông P.104; các phương tiện hai bánh có sử dụng động cơ trên 50cc sẽ bị cấm không được lưu thông theo chiều của biển báo hiệu giao thông P.104.
Khi gặp biển báo hiệu P.111a; người điều khiển xe gắn máy sẽ có sử dụng động cơ dưới 50cc sẽ bị cấm không được lưu thông; theo chiều của biển báo hiệu giao thông P.111a.
Cũng cần lưu ý rằng, biển P.104 chỉ các tác dụng với phương tiện xe máy; và biển P111a chỉ có tác dụng với xe gắn máy.
Trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt bao gồm:
– Có hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông
– Có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục đi
– Có vạch kẻ kiểu mắt võng
– Xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ
– Vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt (Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.