Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2015.
Tình trạng pháp lý của Thông tư 46/2014/TT-NHNN
Số hiệu: | 46/2014/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Toàn Thắng |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 23/01/2015 | Số công báo: | Từ số 145 đến số 146 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Thông tư 46/2014/TT-NHNN
Nội dung chính của Thông tư 46/2014/TT-NHNN
Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo Thông tư số 46/2014/TT-NHNN (23/01/2015).
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ:
- Thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại NHNN;
- Thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi;
- Thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu;
- Chuyển tiền;
- Thu hộ;
- Chi hộ.
Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán sau được thực hiện theo các quy định riêng của NHNN:
- Thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, quản lý và vận hành;
- Thanh toán séc, thanh toán thẻ ngân hàng qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Thông tư 46/2014/TT-NHNN thay thế cho:
- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 của Thống đốc NHNN ban hành Quy trình thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thông tư 46/2014/TT-NHNN. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thông tư 46/2014/TT-NHNN và các văn bản có liên quan. Trường hợp chuyển khoản nhầm đến tài khoản thụ hưởng đã bị khoá, phong toả vẫn còn số tiền mà người chuyển nhầm đến thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tiền lại cho người chuyển nhầm. Còn khi số tiền gửi nhầm đã được rút, ngân hàng sẽ liên lạc với chủ tài khoản được gửi nhầm để yêu cầu gửi trả lại tiền.
Theo Bộ luật Hình sự, người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác hoặc thu lợi bất chính sẽ bị quy vào tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo đó, tùy thuộc vào số lượng tài khoản (từ 20 tài khoản trở lên) và số tiền thu lời bất chính tương ứng mà cá nhân có thể bị phạt tiền từ 200 – 500 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm và tổ chức có thể bị phạt tiền từ 400 triệu – 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm.
Theo Thông tư 46/2014/TT-NHNN và các văn bản có liên quan. Người không phải chủ tài khoản thông thường sẽ không được thực hiện thủ tục in sao kê tài khoản ngân hàng của chủ tài khoản đó. Tuy nhiên có thể được in sao kê nếu có giấy ủy quyền của chủ tài khoản ngân hàng.