Thông tư 42/2017/TT-BCA hướng dẫn Nghị định số 96/2016/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện do Bộ trưởng Bộ công an ban hành ngày 20/10/2017 và có hiệu lực kể từ ngày 06/12/2017.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 42/2017/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công An | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 20/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 06/12/2017 |
Ngày công báo: | 09/11/2017 | Số công báo: | Từ số 817 đến số 818 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt nội dung văn bản
Bộ Công an ban hành Thông tư 42/2017/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự (ANTT) đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày được cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, cơ sở phải được hậu kiểm bởi cơ quan Công an có thẩm quyền.
Trước khi hậu kiểm, cơ sở kinh doanh được thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung hậu kiểm và thời gian thực hiện công tác hậu kiểm.
Nội dung hậu kiểm bao gồm:
– Kiểm tra về điều kiện đối với người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (chỉ áp dụng đối với trường hợp có nghi vấn) bằng hình thức xác minh lý lịch;
– Kiểm tra trực tiếp các điều kiện về an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
Xem trước và tải xuống
Mời bạn đọc tham khảo:
Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
Thông tin liên hệ
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối với chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc có địa điểm kinh doanh ngoài địa điểm của cơ sở kinh doanh chính theo quy định tại Điều 3 Thông tư này thì nộp hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền quản lý cơ sở kinh doanh chính hoặc nộp cho cơ quan Công an có thẩm quyền nơi chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc hoạt động để có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý.
Nội dung kế hoạch kiểm tra định kỳ, gồm:
– Lý do, căn cứ tiến hành kiểm tra;
– Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
– Đối tượng kiểm tra;
– Nội dung kiểm tra;
– Thành phần đoàn kiểm tra;
– Thời gian tiến hành kiểm tra.
– Trách nhiệm thi hành thuộc về Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; Các Tổng cục trưởng; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Giám đốc Công an; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.