Ngày 31 tháng 12 năm 2021, thay mặt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn đã ký quyết định bạn hành Thông tư 28/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2011; của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; quy định về việc cấp giấy phép; và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài; tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Vậy Thông tư 28/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ bao giờ? Để làm rõ vấn đề này; mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 28/2021/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Người ký: | Đoàn Thái Sơn | |
Ngày ban hành: | 31/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2022 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Thông tư 28/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ bao giờ? Thông tư 28/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành chính thức kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
Kể từ ngày có hiệu lực, Thông tư 28/2021/TT-NHNN đã thay thế Phụ lục 01a; và Phụ lục 01b của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN (đã được thay thế bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư số 25/2019/TT-NHNN) bằng Phụ lục 01a; và Phụ lục 01b ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-NHNN.
Nội dung cơ bản của Thông tư 28/2021/TT-NHNN
Các nội dung cơ bản của Thông tư 28/2021/TT-NHNN được quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
Thay đổi một trong các điều kiện đối với thành viên sáng lập; chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài từ “Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế; được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên; mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính; và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi” thành điều kiện sau:
“b) Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng như sau:
(i) Triển vọng từ mức ổn định trở lên;
(ii) Thứ hạng tín nhiệm từ mức AA- trở lên (theo Standard & Poor’s hoặc Fitch Ratings) hoặc từ mức Aa3 trở lên (theo Moody’s). Trường hợp tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có thang thứ hạng tín nhiệm khác thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s; hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đó phải chuyển đổi thứ hạng tín nhiệm tương ứng; phù hợp với thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s; hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings.”
Quy định mới tại Thông tư 28/2021/TT-NHNN được cho là quy định cụ thể và chi tiết hơn. Chính yếu tố đó đã và sẽ giúp cho người tìm hiểu luật; các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đầu tư hoạt động tại Việt Nam biết được để đáp ứng tiêu chí về “có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp hạng” cần phải đáp ứng những gì.
Nguyên tắc áp dụng về quy định tổ chức và hoạt động
Thông tư 28/2021/TT-NHNN bổ sung quy định về hoạt động theo pháp luật của chứng khoán tại các ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài; tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Một số thay đổi có thể kể đến như sau:
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước; và hoạt động đại lý quản lý tài sản bảo đảm trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; quản lý tài sản.
Trường hợp ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước cam kết với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng với nhà đầu tư (trong đó nêu rõ điều kiện; điều khoản về việc mua lại trái phiếu); và phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua; bán trái phiếu doanh nghiệp; và các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng khi thực hiện các cam kết này.
2. Ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động mua; bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung mua; bán trái phiếu Chính phủ.
3. Ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán; hoạt động ngân hàng giám sát; hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung hoạt động này; và ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
a) Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ; thanh toán giao dịch chứng khoán; và được Tổng công ty lưu ký; và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ;
b) Đối với hoạt động ngân hàng giám sát theo pháp luật về chứng khoán: ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
c) Đối với hoạt động lưu ký chứng khoán: ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; và được Tổng công ty lưu ký; và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
4. Việc cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ; thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán là văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 152 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
5. Đối với các hoạt động liên quan đến chứng khoán; thị trường chứng khoán; ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán; thị trường chứng khoán; và quy định của pháp luật có liên quan.”
Tải xuống Thông tư 28/2021/TT-NHNN
Quý đọc giả có thể xem trước và tải Thông tư 28/2021/TT-NHNN tại đây:
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư mới năm 2022
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Mẫu thư mời hợp tác đầu tư năm 2022
- Quy định của pháp luật về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư 28/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ bao giờ?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đơn xin xác nhận vay vốn ngân hàng mới hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ LuatsuX qua Hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017.