Ngày 11/11/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 257/2016/TT-BTC. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do bộ trưởng bộ tài chính ban hành.
Tình trạng pháp lý của Thông tư 257/2016/TT-BTC
Số hiệu: | 257/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 11/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 21/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Thông tư 257/2016/TT-BTC
Nội dung chính của Thông tư 257/2016/TT-BTC
Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC. Tăng mức phí công chứng các hợp đồng, giao dịch có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên (trừ các hợp đồng thuê QSDĐ; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản; mua bán tài sản bán đấu giá), cụ thể:
- Tăng mức phí từ 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị vượt quá 10 tỷ đồng lên 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị vượt quá 100 tỷ đồng;
- Tăng giới hạn mức thu tối đa từ 10 triệu đồng/trường hợp lên 70 triệu đồng/trường hợp.
Ngoài ra, Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định riêng mức phí công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với mức phí là 100 nghìn, 300 nghìn hoặc 500 nghìn/trường hợp tùy theo giá trị tài sản.
Mức phí công chứng đối với hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản vẫn giữ nguyên như trước.
Thông tư 257/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa công chứng và chứng thực
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về một số loại phí, lệ phí trong hoạt động công chứng, chứng thực. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
1. Phòng Công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.
2. Văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.
3. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
4. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.