Thông tư 13/2020/TT-BTTTT ban hành ngày 03/07/2020. Thông tư này quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định về nội dung gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Thông tư 13/2020/TT-BTTT quy định về việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm có hiệu lực chính thức từ ngày 19/08/2020. Nội dung điều chỉnh mới so với Thông tư 16/2014/TT-BTTT. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 13/2020/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng | |
Ngày ban hành: | 03/07/2020 | Ngày hiệu lực: | 19/08/2020 | |
Ngày công báo: | 23/07/2020 | Số công báo: | Từ số 709 đến số 710 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư 13/2020/TT-BTTTT
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định về nội dung gì?
Thay đổi về đối tượng được hoạt động sản xuất phần mềm
Theo Điều 2, Thông tư 13-2020-TT-BTTTT: “Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Như vậy, cá nhân không còn là đối tượng được thực hiện hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.
Quy trình xác định hoạt động sản xuất phần mềm
Theo Điều 3, Thông tư 13-2020-TT-BTTTT thì vẫn được giữ nguyên ở mức 07 công đoạn, tuyu nhiên có một số công đoạn như Xác định yêu cầu, phân tích và thiết kế, kiểm tra, thử nghiệm phần mềm,… được bổ sung thêm nội dung hoặc nội dung trước đó được giải thích chi tiết hơn.
Cách thức xác định đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm
Theo Khoản 1, Điều 4, Thông tư 13-2020-TT-BTTTT: “Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này”
Như vậy, chỉ cần thực hiện công động xác định yêu cầu hoặc là phân tích và thiết kế một sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm thì đã được coi là đáp ứng quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm và được coi là doanh nghiệp thực hiện sản xuất sản phẩm phần mềm.
Đỗi với hoạt động sản xuất phần mềm đã được xác định đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm trước Thông tư 13/2020/TT-BTTT
Khoản 2, Điều 4, Thông tư 13-2020-TT-BTTTT, Vẫn tiếp tục được coi là đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm cho đến khi hết thời hạn của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Xem trước và tải xuống Thông tư 13/2020/TT-BTTTT
Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình thế nào?
1. Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức; doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức; doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu; Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình quy định tại Khoản 1 Điều này được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu sau; tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện:
a) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu.
b) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Phân tích và thiết kế.
c) Tài liệu chứng minh tùng tác nghiệp của công đoạn Lập trình, viết mã lệnh.
d) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.
đ) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm: Giới thiệu đầy đủ về sản phẩm phần mềm; hướng dẫn cài đặt (trong trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói), hướng dẫn sử dụng sản phẩm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ (cho người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); bản sao chứng nhận đăng ký mẫu mã (nếu có); bản sao chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (nếu có); hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định về nội dung gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, luật bay flycam, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định.
– Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực dân sự, sức khỏe và là công dân hợp pháp, không thuộc các đối tượng bị hạn chế mở doanh nghiệp phần mềm.
– Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực phần mềm, một số mã ngành nghề có thể đăng ký kinh doanh gồm:
+ Mã ngành 6201: Lập trình máy vi tính
+ Mã ngành 6202: Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
– Nếu kinh doanh ngành nghề liên quan đến phần mềm, thiết bị ngụy trang, ghi âm, định vị, ghi hình thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này.
b) Tổng hợp thông tin có liên quan từ tổ chức, doanh nghiệp như quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.
Các hoạt động sản xuất phần mềm đã được xác định đáp ứng quy trình theo quy định trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực vẫn tiếp tục được coi là đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm cho đến khi hết thời hạn của dự án đầu tư đã được phê duyệt.