Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng. Theo đó, định kỳ 06 tháng, hằng năm, người sử dụng lao động phải đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết.
Thông tư này áp dụng đối với người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng. Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định nội dung gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Tóm tắt văn bản
Số hiệu: | 13/2020/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 27/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2021 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định nội dung gì?
05 thông tin về tai nạn lao động DN phải công bố định kỳ
Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập; lưu trữ; tổng hợp; cung cấp; công bố; đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn; vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Theo đó; định kỳ 06 tháng; hằng năm; người sử dụng lao động phải đánh giá; công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết.
Nội dung thông tin công bố bao gồm:
(1) Số vụ tai nạn lao động; số vụ tai nạn lao động chết người;
(2) Số người bị tai nạn lao động; số người bị chết do tai nạn lao động;
(3) Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
(4) Thiệt hại do tai nạn lao động gồm: tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế; trả lương trong thời gian điều trị; bồi thường; trợ cấp; chi phí khác; thiệt hại tài sản;
(5) Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê tại các mục (1); (2); (3) và (4) nêu trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo;
Phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn; vệ sinh lao động; việc thực hiện kế hoạch).
Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động được quy định ra sao?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở theo quy định sau:
Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
Trách nhiệm của NSDLĐ trong việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin TNLĐ
– Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập; lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở số thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật đầy đủ; kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó; xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
– Định kỳ 06 tháng; hằng năm đánh giá; công bố tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra. Thông tin phải được công bố trước ngày 20 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 30 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
– Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ qua; đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan và các phương tiện truyền thông của Bộ; ngành quản lý (nếu có).
- Ngày ban hành: 27/11/2020.
- Ngày có hiệu lực: 15/01/2021.
- Thay thế: Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định nội dung gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, muốn giải thể công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp bị tai nạn lao động mà không so lôi của người lao động với mức suy giảm từ 5-80% khả năng lao động thì mức hưởng là 1.5 tháng tiền lương, sau đó cứ 1% được tính thêm bằng 0.4 tháng lương. Mức suy giảm từ 81% hoặc bị chết thì mức hưởng bằng 30 tháng lương.
Trường hợp bị tai nạn lao động bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì mức hưởng lương ít nhất bằng 40% so với trường hợp trên
Để hưởng chế độ tai nạn lao động; người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Một là bị tai nạn tại nơi thực hiện công việc và trong thời gian làm việc; hoặc bị tai nạn ngoài nơi thực hiện công việc hoặc ngoài thời gian làm việc khi thực hiện yêu cầu của công ty; doanh nghiệp hoặc người quản lý trực tiếp hoặc bị tai nạn trên khung đường đi và về từ nơi sinh sống đến cơ quan..
– Hai là việc tai nạn do các trường hợp trên nhưng phải bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Theo quy định tại điều 38 nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp