Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án do Chánh án tòa án nhân dân tối cao ban hành
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 01/2017/TT-TANDTC | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình | |
Ngày ban hành: | 28/07/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 | |
Ngày công báo: | 17/08/2017 | Số công báo: | Từ số 591 đến số 592 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Ngày 28/7/2017, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án.
Theo đó, vị trí phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên có những điểm đáng chú ý như sau:
– Những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn.
– Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
– Vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bố trí đối diện với vị trí của đại diện Viện kiểm sát.
Như vậy, so với mô hình phòng xử án đối với vụ án hình sự người dưới 18 tuổi ban hành kèm theo Công văn 88/TANDTC-PC ngày 01/4/2016 thì có nhiều vị trí được thay đổi.
Xem trước và tải xuống Thông tư 01/2017/TT-TANDTC
Có thể bạn quan tâm
- Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào?
- Mức hình phạt cho hành vi ngược đãi vợ của mình
- Theo quy định pháp luật sử dụng ma túy có phạm tội không?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Thông tư 01/2017/TT-TANDTC”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thông tư này quy định về việc sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.
1. Phòng xử án phải được bố trí trang nghiêm, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa.
2. Việc bố trí phòng xử án phải thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của Hội đồng xét xử; bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3. Việc bố trí phòng xử án phải phù hợp với yêu cầu xét xử từng loại vụ án, vụ việc nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án.
4. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi