Chào Luật sư, em đang là sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng năm nhất. Trước đây em có hay đọc tạp chí ngân hàng thì bắt gặp cụm từ thông thương lãi suất chiết khấu thương lãi suất tái chiết khấu. Vậy định nghĩa lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu được hiểu như thế nào theo quy định hiện nay? Thông thương lãi suất chiết khấu thương lãi suất tái chiết khấu là gì theo quy định? Lãi suất chiết khấu tối đa hiện nay là bao nhiêu phần trăm. Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Thông thương lãi suất chiết khấu thương lãi suất tái chiết khấu là gì?
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh toán.
Lãi suất tái chiết khấu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá. Mức lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ trả số tiền ghi trên thương phiếu hay giấy tờ có giá. Ở các nước xã hội chủ nghĩa trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do tín dụng thương mại bị xóa bỏ nên không tồn tại thương phiếu và việc chiết khấu, tái chiết khấu trong hệ thống ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thừa nhận việc lưu thông thương phiếu, các giấy tờ có giá nên hệ thống ngân hàng được thực hiện việc chiết khấu, tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá.
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất do ngân hàng nhà nước áp dụng khi cho vay. Tuy nhiên đối tượng cho vay không phải khách hàng mà là các ngân hàng thương mại. Điều này có nghĩa là ngân hàng thương mại khi hoạt động sẽ có trường hợp cần vay tiền từ ngân hàng trung ương. Đó là khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không thể đảm bảo an toàn. Lúc này ngân hàng thương mại sẽ xem xét vay tiền tránh xảy ra tình huống khách hàng rút tiền.
Ngoài ra bạn cũng có thể hiểu đơn giản lãi chiết khấu là một công cụ trong chính sách tiền tệ và căn cứ quan trọng với cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu là gì?
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu, cụ thể như sau:
Mức cung cầu về tiền tệ trên thị trường
Một trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành lãi suất tái chiết khấu trên thị trường chính là mức cung cầu về tiền tệ.
Lạm phát
Lạm phát cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính nói chung và lãi suất tái chiết khấu nói riêng.
Chính sách tiền tệ của Chính phủ
Nếu lãi suất tăng cao hoặc giảm xuống thấp sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Do đó, nhà nước sẽ thực hiện các chính sách nhằm điều chỉnh lãi suất, bình ổn nền kinh tế.
Lãi suất tăng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm, khi đó, ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại
Ngược lại, khi lãi suất giảm, ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Từ đó, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tăng lãi suất tín dụng đối với các thành phần trong nền kinh tế.
Rủi ro kỳ hạn tín dụng
Bên cạnh đó, lãi suất tái chiết khấu còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như các thể chế tài chính trung gian, sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách, tình hình tài chính quốc tế và các chính sách tài khoá của nhà nước,…
Tính chất của lãi suất tái chiết khấu thế nào?
Về tính chất thì lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ.
Hiểu một cách đơn giản thì lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu…
Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó) để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Đến khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản.
Tác động của lãi suất tái chiết khấu đối với các ngân hàng
Việc đầu tiên sẽ làm tăng vốn khả dụng của các ngân hàng. Khi giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu sẽ kích thích các ngân hàng thương mại cổ phần vay ngân hàng dùng các giấy tờ có giá chiết khấu lấy tiền tại ngân hàng Nhà Nước. Lượng cung tiền tăng lên tùy thuộc vào
– Nhu cầu của ngân hàng các ngân hàng thương mại cổ phần.
– Tài sản (các giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại cổ phần).
Với các ngân hàng có vốn nhà nước sở hữu lượng lớn trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá thì việc chỉ giảm 0.25% lãi suất thôi cũng có thể giúp các ngân hàng được giảm lãi cả trăm tỷ mỗi năm. Xa hơn nữa hành động này chính là việc là kích thích các ngân hàng mang giấy tờ có giá thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu trong bối cảnh huy động cạnh tranh mạnh. Đây chính là cách làm tăng cung tiền kích thích nền kinh tế của ngân hàng nhà nước.
Chính sách tiền tệ của chính phủ hiện nay như thế nào?
Thực tế như chúng ta đã biết thì lãi suất tín dụng tăng quá cao hay giảm quá thấp đều ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Vì vậy Nhà nước đã thực hiện các chính sách tiền tệ của mình thông qua Ngân hàng Nhà nước Trung ương để chỉ huy toàn bộ hệ thống Ngân hàng nhằm điều chỉnh lãi suất, bình ổn nền kinh tế. Với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng Trung ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
Với công cụ lãi suất, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết hoạt động của nền kinh kế vĩ mô bằng các phương pháp như sau: Ngân hàng có thể quy định mức lãi suất cho thị trường, chủ động điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế hoặc mở rộng tín dụng nhằm thực hiện được mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo từng thời kì.
Khi lãi suất tăng lên làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm thì Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại.
Khi lãi suất thị trường giảm, thừa tiền trong thị trường thì Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại nhằm buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tín dụng đối với các thành phần trong nền kinh tế nhằm cân bằng giá trị của đồng tiền.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thông thương lãi suất chiết khấu thương lãi suất tái chiết khấu” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ thành lập công ty cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi thường gặp
Lạm phát cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính nói chung và lãi suất tái chiết khấu nói riêng.
Khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, kích thích người đi vay. Lúc này một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất tăng lên.
Nói tóm lại, Khi dự tính lạm phát tăng, lãi suất tăng.
Đối với ngân hàng: Nếu một ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lớn, có những thông tin về việc ngân hàng có nhiều món vay không thu hồi được hoặc ngân hàng đó bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút nghiêm trọng. Thêm nữa, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với các nguồn tiền gửi.
– Về đối tượng áp dụng: lãi suất tái chiết khấu là các giấy tờ có giá như trái phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu,..; còn lãi suất tái cấp vốn là các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại.
– Về tài sản dùng để thế chấp: Lãi suất tái chiết khấu là các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn như Giấy tờ có giá cấp 1 như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. còn lãi suất tái cấp vốn là các giấy tờ có giá có độ rủi ro cao hơn như Giấy tờ có giá cấp 2 như trái phiếu Chính quyền địa phương.