Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, Việt Nam tiếp tục nỗ lực không ngừng để đẩy lùi đại dịch COVID-19. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, cần tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt Thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y” tế để giữ an toàn cho bản thân và xã hội trước đại dịch COVID-19. Thông điệp 5k được hiểu như thế nào? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thông điệp 5k được hiểu như thế nào?
Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế gửi đến người dân “Thông điệp 5K: KHẨU TRANG – KHỬ KHUẨN – KHOẢNG CÁCH – KHÔNG TỤ TẬP – KHAI BÁO Y TẾ” với các nội dung chính:
1 – KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
2 – KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
3 – KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
4 – KHÔNG TỤ TẬP đông người.
5 – KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương.
Ý nghĩa thông điệp 5k
Thông điệp 5K đã trở thành thông điệp quen thuộc được toàn xã hội hưởng ứng, chia sẻ trong thời gian qua. Nhiều ý tưởng sáng tạo như: những bức tranh 5K, đồng dao 5K, thơ 5K, bài hát 5K… xuất hiện khắp nơi trên các mạng xã hội Facebook, TikTok, YouTube, góp phần truyền thông hiệu quả thông điệp 5K.
Đến nay, ngoài Infographic Thông điệp 5K bằng tiếng Việt, Bộ Y tế đã phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam xây dựng, phát triển sang các thứ tiếng: tiếng Khmer, Anh, Pháp, Trung, Nga, Tây Ban Nha nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận và quảng bá sâu rộng hơn nữa thông điệp 5K đến với cộng đồng, góp phần sớm ngăn chặn và đẩy lùi dịch COVID-19.
Thực hiện thông điệp 5k
Nếu mỗi người trong chúng ta làm tốt các quy định đã được khuyến cáo thì việc kiểm soát dịch COVID-19 là hoàn toàn có thể và mỗi người dân hãy là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Hãy tiếp tục lan tỏa và cùng nhau thực hiện tốt Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo Y tế. Thay đổi thói quen, nâng cao ý thức phòng dịch để tiếp tục sống!
KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
KHÔNG TỤ TẬP: Không tụ tập đông người.
KHAI BÁO Y TẾ: Cài đặt ứng dụng PC-Covid để thực hiện khai báo y tế và được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn.
Không đeo khẩu trang bị xử phạt bao nhiêu?
Nghị định 124 ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định cụ thể hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022, nếu vi phạm một trong các hành vi gồm: không đeo khẩu trang; không sát khuẩn; không giữ khoảng cách; không khai báo y tế và các biện pháp khác. Người dân sẽ bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng.
Ngoài ra, liên quan đến vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch, theo Nghị định 117 của Chính phủ, người thực hiện một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng:
- Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
- Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;
- Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;
- Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Có thể bạn quan tâm
- Không đeo khẩu trang bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh Covid thì bị xử lý thế nào?
- Sinh viên hỗ trợ chống dịch COVID-19 có được hưởng phụ cấp không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thông điệp 5k được hiểu như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công ty tạm ngưng kinh doanh; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Áp dụng theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Người nào che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị phạt tối đa 20.000.000 đồng.
Áp dụng theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng. Nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7.000.000 đồng.
Có thể bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng; hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác. Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.