Trên thực tế, khi phát hiện cá nhân, tổ chức vi phạm lỗi bị xử phạt hành chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt hành chính ngay thời điểm phát hiện lỗi hoặc có thể phạt nguội ngay sau đó. Vậy việc Thông báo vi phạm hành chính về địa phương được quy định như thế nào? Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những thông tin gì? Tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
- Thông tư 15/2022/TT-BCA
Vi phạm hành chính là gì?
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Để biết một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định dựa trên các yếu tố:
– Có quy định xử phạt hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
– Một vi phạm hành chính bắt buộc phải có lỗi. Lỗi ở đây là trạng thái tâm lý đối với hành vi vi phạm. Trong đó, có 02 hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
+ Lỗi vô ý: Có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng do vô tình hoặc không cẩn thận dẫn đến vi phạm hành chính.
+ Lỗi cố ý: Biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hành chính ngăn cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện.
– Về chủ thể vi phạm hành chính: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính là người không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức/điều khiển hành vi.
– Các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: An ninh trật tự, an toàn xã hội; trật tự, an toàn giao thông; y tế; tài chính; ngân hàng…
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
– Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
– Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
– Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cua người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
– Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
– Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
– Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
– Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Thông báo vi phạm hành chính về địa phương
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA, khi xác định có hành vi vi phạm giao thông như không thể dừng phương tiện để xử lý ngay tại thời điểm vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện:
– Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính có thể chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ về nơi cư trú của người vi phạm để xử lý, cụ thể:
+ Trường hợp chuyển về Công an cấp xã nơi cư trú: nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã thì chuyển kết quả thu thập được Công an cấp xã nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 01/65/68) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng phương thức điện tử);
+ Trường hợp chuyển về Công an cấp huyện nơi cư trú: kết quả phạt nguội gửi về cho Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 01/65/68) xử lý nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp:
Thứ nhất, nếu hành vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã;
Thứ hai, thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã nhưng Công an cấp xã chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối.
Lưu ý: Hiện nay, sau khi xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện vi phạm giao thông, người có thẩm quyền xử phạt sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm.
Nếu quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm mà người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông chưa đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền xử phạt tiếp tục thực hiện gửi thông báo đến Công an cấp xã nơi chủ phương tiện cư trú, học tập, công tác hoặc nơi đặt trụ sở chính.
Tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Thông thường, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng phải thực hiện một số công việc tương ứng với việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng vi phạm như: gửi quyết định xử phạt để thi hành (Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính); giải quyết khiếu nại nếu đối tượng vi phạm có khiếu nại (Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính); thu nộp tiền phạt (Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính); xem xét hoãn, giảm, miễn (Điều 76, Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính) hoặc chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành (Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Tuy nhiên, không phải quyết định xử phạt nào được ban hành cũng đều có thể thi hành được ngay. Theo đó, cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử phạt bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Các quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với trường hợp cá nhân, tổ chức khiếu nại đối với quyết định xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành (Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra). Để xử lý trường hợp khiếu nại quyết định xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thì thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 118/2021/NĐ-CP theo hướng: người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Thông báo vi phạm hành chính về địa phương”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch, đăng ký mã số thuế cá nhân, dò mã số thuế cá nhân, tra cứu mã số thuế cá nhân của tôi… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Việc làm này không trái với các quy định của pháp luật. Bởi lẽ, người vi phạm giao thông vừa bị xử phạt hành chính, vừa có thể bị xử lý nội bộ theo quy định của từng cơ quan.
Thông báo mà Cảnh sát giao thông gửi mang tính chất thông tin cho cơ quan mà đảng viên, cán bộ, công chức đang làm việc biết được người của mình quản lý đang vi phạm gì để xử lý theo quy định nội bộ. Việc gửi văn bản thông báo trao đổi thông tin giữa hai cơ quan nhà nước với nhau là hết sức bình thường và pháp luật không cấm việc này.
Thông thường, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.