Quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có ý nghĩa vô cùng lớn. Nó giúp cho Cơ quan tiến hành tố tụng cần khẩn trương truy tìm, điều tra tội phạm và người phạm tội. đồng thời áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết để bảo đảm nguyên tắc mọi tội phạm đều phải được phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Vậy Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được luật quy định như thế nào?. Trong bài viết này Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp luật cơ bản về thời hiệu.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”
Theo đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chính là khoảng thời gian. Mà theo đó việc truy cứu trách nhiệm hình sự của một người còn hiệu lực. Hết thời hiệu này thì tội phạm sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.
Thời hiệu truy cứu TNHS thường tính từ thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt. Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có điểm khác. Cụ thể: Đối với tội kéo dài, thời điểm để tính thời hiệu truy cứu TNHS là thời điểm hành vi chấm dứt. Đối với tội liên tục, thời điểm để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi cuối cùng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo các loại tội phạm
Điều 9 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định 4 loại tội phạm. Theo đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Cụ thể là: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. Tùy vào mỗi loại tội phạm mà thời hạn truy cứ trách nhiệm hình sự lại khác nhau. Khoản 2 điều 27 quy định thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Ví dụ: A dụ dỗ B thực hiện hành vi mua bán dâm thuộc khoản 1 Điều 328. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó thời hiệu truy cứu TNHS là 5 năm.
10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng.
Tội phạm nghiêm trọng được hiểu là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Ví dụ: A và B đi đòi nợ thuê, đe dọa giết C (14 tuổi). Hành vi phạm vào tội đe dọa giết người theo Khoản 2 Điều 133. Đây là tội phạm nghiêm trọng. Do đó thời hiệu truy cứu TNHS là 10 năm.
15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng.
Tội phạm rất nghiêm trọng là gì?. Đây là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn. Mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Ví dụ: Giữa A và B do bất đồng quan điểm nên xảy ra xô xát. Trong lúc nóng giận A đã ra tay đánh B với mong muốn dạy cho B một bài học. Tuy nhiên đến khi đánh xong A phát hiện B đã chết. Hành vi này cấu thành tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác. Theo Khoản 4 Điều 134 thì đây là tội phạm rất nghiêm trọng. Do đó thời hiệu truy cứu TNHS là 15 năm.
20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng.
Áp dụng với các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ví dụ: A là anh cả trong gia đình đang xảy ra mâu thuẫn về tài sản. Do cãi vã và tức giận vì không được tôn trọng. A đã mang dao tới nhà B (em trai). Tạ đây A dùng dao chém làm 3 người tử vong tại chỗ. Đây là tội giết người theo khoản 1 Điều 123 và là tội đặc biệt nghiệm trọng. Thời hiệu truy cứu sẽ là 20 năm.
Một số ngoại lệ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Có những tội được quy định trong luật không thể áp dụng thời hạn truy cứu. Do tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Nhất là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hoà bình, chống loài người. Và tội phạm chiến tranh; tội tham ô tài sản. Cụ thể theo Điều 28 quy định như sau:
” Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này”.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn có thể được hiểu là một khoảng thời gian được tính từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hiệu nói chung có thể được hiểu là một khoảng thời gian làm căn cứ để xác lập hoặc chấm dứt một quyền hay nói cách khác là khoảng thời gian để thực hiện quyền hoặc được miễn trừ nghĩa vụ.
Tội chống loài người theo điều 342 được mô tả dưới dạng hành vi. Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.”
Căn cứ Điều 353 bộ luật hình sự hiện hành. Tội tham ô được quy định trong Bộ luật hình sự, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí thành tài sản riêng