Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Dương Hùng, vừa rồi tôi có kí một bản hợp đồng với anh Thắng. Tuy nhiên nhận thấy bản hợp đồng này có vấn đề khiến tôi bị thiệt hại, do đó tôi quyết định sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa để được bồi thường lại phần quyền lợi của bản thân. Tuy nhiên tôi không rõ lắm về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào, pháp luật hiện hành quy định thời hạn là bao lâu. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Thời hiệu khởi kiện là gì?
Tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ thời hiệu khởi kiện như sau:
“3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Pháp luật quy định như thế nào về thời hiệu khởi kiện?
Để xã hội phát triển thì phải ổn định được các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Những tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực này phải được giải quyết kịp thời, nếu để lâu, mâu thuẫn phát triển, việc giải quyết sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, ngoài việc quy định thời hạn tố tụng, pháp luật còn quy định cả thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu cũng có ý nghĩa rất lớn như thời hạn tố tụng. Trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thời hiệu xác định rõ thời hạn chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phậm có quyền yêu cầu toà án bảo vệ, bảo đảm cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận tiện, đúng đắn. Đối với kinh tế – xã hội, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu còn hạn chế được việc lạm dụng quyền khởi kiện, yêu cầu toà án bảo vệ góp phần ổn định các quan hệ xã hội, bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh.
Hiện nay, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết đối với vụ việc dân sự được quy định tại các điều 154, 155, 156 và 157 Bộ luật dân sự, các Điều 184 và 185 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, còn được quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động, Điều 319 Luật thương mại, Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm, Điều 97 Luật hàng hải … Theo đó, đối với mỗi vụ việc dân sự nói chung, pháp luật đều quy định thời hiệu khởi kiện, thòi hiệu yêu cầu. Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết các vụ việc dân sự trong các trường họp cụ thể dài hay ngắn là tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại quan hệ pháp luật tranh chấp, tòa án phải giải quyết trong vụ án dân sự hay loại việc dân sự được tòa án giải quyết. Tuy nhiên, do yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong một số loại vụ việc, Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong những trường họp sau:
– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác;
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
– Trường hợp khác do luật quy định. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2015). Tuy vậy, trong một số trường hợp cụ thể, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có thể được tính bắt đầu từ một sự kiện pháp lí khác như thời hiệu khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố một số giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép tính từ ngày người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép; (Điều 132 BLĐS năm 2015), thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được tính từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015) …
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Theo quy định của pháp luật thì bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể, bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại cho bên bị thiệt hại.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu cơ bản là một bộ phận hợp thành của chế định trách nhiệm dân sự, là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại và còn là biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ thể khác dựa theo các quy định của pháp luật.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại có nội dung như sau:
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Như vậy, theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cụ thể là ba năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, thời điểm tính thời hiệu khởi kiện về bồi thường thiệt hại là thời điểm “biết hoặc buộc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Quy định này là phù hợp, bởi vì không phải trường hợp này người có quyền yêu cầu cũng có thể biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm ở thời điểm nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là: quản lý mã số thuế cá nhân như thế nào,… hay mong được trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hải quan?
- Án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng như thế nào?
- Thời hiệu khiếu nại về thuế là bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Căn cứ khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Do đó không nhất thiết phải bồi thường bằng tiền mà dựa vào sự thỏa thuận.
Căn cứ Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP quy định đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản như sau:
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Theo quy định trên, đối với tranh chấp cho vay tài sản thì khi phát hiện người vay tiền quỵt nợ hoặc quá thời hạn ba năm thì vẫn không mất quyền đòi nợ mà vẫn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định.