Xin chào Luật sư, bố mẹ tôi mất vào năm 2001 và 2023, khi bố mẹ tôi qua đời thì có để lại phần di sản là một miếng đất thuộc sở hữu của bố mẹ tôi mà không để lại di chúc phân chia miếng đất này, miếng đất này có nhà và trước giờ giao cho anh tôi ở và thờ cúng. Gia đình tôi chưa họp để phân chia di sản này lần nào và nay anh tôi muốn bán nhưng các em khác không đồng ý dẫn đến tranh chấp. Tôi nghe nói rằng thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm, như vậy có đúng không? Quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai là bao lâu? Tôi có thể khởi kiện tranh chấp trong trường hợp này không? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
Căn cứ pháp lý
Các loại di sản thừa kế hiện nay
Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản thừa kế được xác định là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống được hưởng. Theo đó, tài sản này bao gồm cả tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người đó trong nguồn tài sản chung với người khác.
Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết được xác định là tài sản mà người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp của mình, tài sản được tặng cho khi còn sống, được thừa kế từ người khác,…
Di sản thừa kế là phần tài sản của người chết để lại trong nguồn tài sản chung với người khác được xác định là hình thức sở hữu chung theo phần với người khác (đồng sở hữu) và tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng cùng nhau tạo lập và phát triển khối tài sản chung đó.
Thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai là bao lâu?
Dựa trên quy định tại điều 623 của Bộ luật dân sự 2015
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ ngày bố bạn mất. Như vậy trong trường hợp này anh chị em nhà bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.
Chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã nêu rõ về cách phân chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu được yêu cầu khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Theo quy định này thì khi hết thời hiệu được quy định thì sản sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thừa kế thì di sản thừa kế đó được giải quyết phân chia như thế nào? Tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã hướng dẫn rõ điều này. Khi không có người thừa kế đang quản lý di sản thừa kế thì việc phân chia di sản thừa kế được giải quyết như sau:
– Trong trường hợp di sản này đang có người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đó. Theo quy định của Điều 236 Bộ luật này thì người chiến hữu, người được lợi về tài sản khi không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục được xác định là người đã chiếm hữu động sản trong thời hạn 10 năm và bất động sản trong thời hạn 30 năm thì sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản đó. Thời hạn này được xác định kể từ thời điểm người đó bắt đầu chiếm hữu. Theo đó, khi người chiếm hữu di sản thừa kế là động sản trong thời hạn 10 năm và bất động sản trong thời hạn 30 năm thì khi người có di sản thừa kế để lại chết đi nhưng không có người thừa kế quản lý di sản đó thì di sản thuộc về người chiếm hữu di sản thừa kế.
Trong trường hợp không có người thừa kế quản lý di sản hoặc không có người chiếm hữu di sản thừa kế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản thừa kế đó thuộc về Nhà nước. Theo đó, di sản này sẽ trở thành tài sản công của Nhà nước.
Làm thế nào để tránh rơi vào trường hợp hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế?
Hiện nay, có nhiều người thường không để ý đến việc phân chia di sản thừa kế ngay thời điểm mở thừa kế và không để ý đến thời hiệu được khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Do đó đến khi có tranh chấp xảy ra mới yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì đã hết thời hiệu được khởi kiện phân chia di sản thừa kế nên gặp phải bất lợi khi không được hưởng di sản thừa kế. Vậy phải làm thế nào để bảo đảm quyền lợi của những người thừa kế được hưởng di sản thừa kế?
Để bảo đảm quyền lợi của những người hưởng di sản thừa kế thì những người hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại phải thực hiện làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế ngay tại thời điểm mở thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền để tránh xảy ra tranh chấp và hết thời hiệu thừa kế.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai là bao lâu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về luật thừa kế về đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp:
Tranh chấp đất đai có các dạng cụ thể như:
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong đó yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại , thanh toán các khoản chi từ di sản là quyền sử dụng đất;
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong đó các đương sự trong vụ án thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc chia theo pháp luật;
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong đó các đương sự trong vụ án thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
Khi xảy ra tranh chấp thì các bên có những hình thức giải quyết như sau:
Thương lượng: Là việc hai bên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Theo các văn bản pháp luật hiện hành, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao quy định đối với tranh chấp liên quan về quyền thừa kế quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Theo đó, ta có thể khẳng định tranh chấp thừa kế đất đai không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã mới đủ điều kiện khởi kiện.
Tuy nhiên, theo pháp luật đất đai hiện hành, Nhà nước vẫn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.