Chào Luật sư X, tôi là tổng giám đốc công ty cổ phần chuyên gia công, sản xuất các vật dụng từ nhựa để xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Tuy nhiên do làm ăn thua lỗ nên công ty bị nợ rất nhiều và không có khả năng khôi phục kinh doanh nên hội đồng cổ đông quyết định sẽ cho công ty làm thủ tục phá sản. Hiện tại công ty đã thanh toán hết các khoản nợ mà doanh nghiệp vay mượn và đã nộp đơn xin làm thủ tục phá sản. Vậy thời hạn xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là bao lâu? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Phá sản là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)
Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản
Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014, bao gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông đều trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản
Theo khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản như sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Thời hạn xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Phá sản 2014 quy định xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:
Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. - Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
Như vậy, thời hạn Thẩm phán phải xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp là trong 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công.
Ai có thẩm quyền quyết định cuối cùng việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Tại khoản 3 Điều 33 Luật Phá sản 2014 quy định thẩm quyền quyết định cuối cùng đơn đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn như sau:
Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn
- Tòa án nhân dân xử lý đơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật này có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển đơn thì người nộp đơn hoặc Tòa án nhân dân được chuyển đơn có quyền đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét lại việc chuyển đơn.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
Như vậy, chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp đưa ra quyết định cuối cùng đơn đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung nhưng người nộp đơn không bổ sung trong thời hạn đã ấn định thì có bị trả lại đơn?
Tại khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản 2014 quy định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. - Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Tại Điều 34 Luật Phá sản 2014 quy định thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo; trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Như vậy, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung nhưng người nộp đơn không bổ sung trong thời hạn đã ấn định thì Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ giải thể công ty Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời hạn xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn nhanh chóng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:
Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
Từ bỏ quyền đòi nợ;
Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong đó, các giao dịch trên là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Phá sản 2014.
Theo Điều 5 Luật Phá sản, người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là:
Chủ nợ.
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; Trường hợp sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng thì phải quy định trong Điều lệ công ty quy định.
Thành viên hợp tác xã/người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.
Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Tham gia Hội nghị chủ nợ.
Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.
Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.
Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.