Chào Luật sư, tôi và một số người bạn lâu năm muốn thành lập công ty cổ phần.tuy nhiên không biết hiện nay thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thế nào? Ban đầu chúng tôi thống nhất tôi là người đăng ký nhưng tuần sau tôi có việc bận sang nước ngoài vậy có nhờ người khác nhận được không? Thời hạn trả kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thường được gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản giấy hoặc bản điện tử, được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được hiểu như “giấy khai sinh” ghi nhận các thông tin về đăng ký doanh nghiệp, nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xác nhận công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp.
Các hình thức thành lập doanh nghiệp hiện nay thế nào?
Thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
- Cá nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Cá nhân hoàn toàn quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thành lập công ty hợp danh
- Doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty
- Thành viên trong chủ sở hữu phải có trình độ chuyên môn, uy tín và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của công ty
- Thành viên góp vốn (không nằm trong chủ sở hữu) không được tham gia quản lý và hoạt động nhân danh công ty, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong hạn mức số vốn đã góp
- Mức độ rủi ro của thành viên hợp danh rất cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
- Doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên (có thể là các tổ chức hoặc các cá nhân) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Thành lập công ty cổ phần
- Đây là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông
- Vốn điều lệ được chia nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Thời hạn trả kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu?
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp căn cứ vào điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Tất cả giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hoàn thành thủ tục nộp hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ do sai sót thông tin hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định thì người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về nội dung cần sửa đổi. Người nhận được thông báo cần điều chỉnh, bổ sung lại thông tin trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo khi quá thời hạn trên mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để có thể theo dõi quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn cần lưu ý các thông tin sau:
- Thời gian 03 ngày làm việc nêu trên được tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ (hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ và nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật)
- Thời gian 03 ngày làm việc này không tính thời gian bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
– Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.
Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định. Khi đó, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ để được xem xét cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh;
- Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu thông tin kê khai không trung thực và chính xác;
- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, có thể gửi xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được xem xét cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời hạn trả kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Chúng tôi hi vọng nội dung trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đổi tên đệm Bắc Giang… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102 hoặc có thể liên hệ qua một trong những kênh bên dưới:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Câu hỏi thường gặp
8 trường hợp thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh gồm có:
Thay đổi địa chỉ;
Thay đổi tên công ty;
Tăng, giảm vốn điều lệ;
Thay đổi loại hình công ty;
Thay đổi theo quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài;
Thay đổi các thông tin như số điện thoại, email, website, số fax của công ty;
Thay đổi đại diện pháp luật hoặc thông tin của người đại diện theo pháp luật;
Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty hoặc thông tin của thành viên/chủ sở hữu.
Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp bắt buộc đăng ký thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh;
Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung theo thông báo và tiến hành nộp lại;
Nếu từ chối giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.