Khi xử phạt vi phạm hành chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có quyết định xử phạt. Đây là căn cứ để ghi nhận việc xử phạt và cũng là căn cứ để người bị xử phạt thực hiện nghĩa vụ của mình. Quyết định xử phạt sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra và có thời gian thi hành nhất định. Điều này đặt ra một câu hỏi là thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu? Đây là thắc mắc của rất nhiều độc giả tại Luật sư X nên hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này qua bài viết “Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành?
Để người vi phạm biết nghĩa vụ mình phải thực hiện thì cá nhân, tổ chức phải gửi quyết định vi phạm tới tay người vi phạm. Việc gửi quyết định này có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa quyết định sến tận tay người vi phạm hoặc gửi chuyển phát nhanh đến nhà. Khi nhận được quyết định vi phạm thì trong thời gian nhất định người vi phạm phải thực hiện những nghĩa vụ được nêu ra trong quy định xử lý vi phạm. Pháp luật cũng có những quy định về vấn đề này.Căn cứ thoe Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Quy định về gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành như sau:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những gì?
Quyết định hành chính dù xử phạt với lỗi gì thì cũng có những nội dung cơ bản cần được thể hiện như: Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt………. Những nội dung này được quy định tại Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính. Vậy quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào? Căn cứ Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
+ Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
+ Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
+ Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
+ Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
+ Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
+ Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
+ Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
+ Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
– Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
– Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.
Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mỗi quyết định đều có thời gian chấp hành xử phạt được gọi là thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính. Thông thường tổ chức cá nhân bị xử phạt sẽ phải chấp hành quyết định xử phạt trong vòng 10 ngày làm việc theo luật định. Trường hợp quyết định hành chính có ghi nhận thời gian thời thực hiện theo thời gian đó (Ở đây áp dụng với những khoảng thời gian quá 10 ngày theo quy định pháp luât). Việc quy định rõ ràng sẽ giúp việc thực hiện quyết định xử phạt trở nên có hiệu quả hơn, không gây mất thời gian và tránh được những trường hợp cố tình không hợp tác. Căn cứ Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật. - Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Mời bạn xem thêm
- Buôn bán hàng giả là vi phạm hành chính hay hình sự?
- Xử phạt hành chính vô ý gây thương tích như thế nào?
- Thủ tục thành lập công ty du lịch quốc tế như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn soạn thảo dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 9, khoản 7 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
…
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, căn cứ tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP đối với trường hợp anh chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà đã hoạt động sản xuất thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng, đồng thời bị buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra ngoài thị trường.
Về thời hạn thi hành quyết định xử phạt thì căn cứ tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã nêu thì anh phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Căn cứ Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần; nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính; nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, cụ thể như sau:
– Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
– Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
– Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
– Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là “một vụ vi phạm”. Tuy nhiên, trong thực tế, thông thường, mỗi một trường hợp người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì được tính là một vụ vi phạm.