Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Huỳnh Tiên, vừa rồi tôi có vướng phải một vụ kiện tụng liên quan tới tiền nong công ty, chính vì vậy mà tôi hiện đang chịu quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng. Tuy tôi có các tài khoản ngân hàng khác nhưng tài khoản mà tôi bị khóa rất quan trọng. Từ đây tôi băn khoăn không biết thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng thông thường sẽ là bao lâu, để tôi có thể biết được khi nào mình được dùng lại thẻ đó. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng là bao lâu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng là bao lâu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 23/2014/TT-NHNN
Phong tỏa tài khoản là gì?
Hiện nay, khái niệm phong tỏa tài khoản không được định nghĩa chính thức trong các văn bản quy định của pháp luật thì có thể hiểu một cách đơn giản về phong tỏa tài khoản là là việc tài khoản bị các tổ chức tín dụng khóa một phần hoặc toàn bộ trong một thời hạn nhất định mà không được thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trong thời gian bị phong tỏa khi vi phạm một số quy định được nhà nước ban hành theo quy định của từng ngân hàng.
Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng là bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, kết thúc thời hạn phong tỏa;
Thứ hai, có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
Thứ ba, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
Thứ tư, có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng không có một mức thời gian cụ thể mà cần xem xét vào các trường hợp như trên.
Tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi nào?
Không phải trường hợp nào mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ được phong tỏa tài khoản của khách hàng mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng chỉ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Khi có hành vi cần phải xác minh cần phải phong tỏa tài khoản để giải quyết sự việc thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ phong tỏa tài khoản ngân hàng của khách hàng khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền như bên cơ quan điều tra, tòa án và cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình kiểm tra, thanh tra hoặc bằng các nghiệp vụ khác thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng khi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót khi có yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Các tổ chức cung ứng dịch vụ phong tỏa tài khoản khách hàng khi có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung. Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Thông thường thì khi bị phong tỏa tài khoản thì rơi vào các đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản khi có dấu hiệu sẽ thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận
Khi có các dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản sẽ bị phong tỏa tài khoản để phục vụ cho quá trình điều tra, xác minh để giải quyết sự việc.
Người có những hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán thì sẽ bị phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật.
Khi những đối tượng thanh tra bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền do không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi đã phong tỏa tài khoản của khách hàng thì các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
Phong tỏa tài khoản sẽ được chấm dứt sẽ kết thúc thời hạn phong tỏa theo quy định của pháp luật.
Sau khi vụ việc đã được giải quyết làm rõ khi có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán thì sẽ mở lại cho chủ tài khoản ngân hàng.
Thông thường thì phong tỏa tài khoản chấm dứt sau khi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền sau khi đã phong tỏa tài khoản.
Khi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài sản khi có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng thì theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm thì trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Tiếp đến là người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản của người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản cũng là một biên pháp cưỡng chế trong đó cũng có Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định Phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án như sau:
Thông thường thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Khi các cơ quan nhà nước tiến hành phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
Theo quy định của pháp luật thì khi phong tỏa tài khoản thì sẽ phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa của chủ tài khoản và chấp hành viên giao trực tiếp quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án cho người đại diện theo pháp luật của kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án hoặc những người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập văn bản về việc giao quyết định. Thông thường thì trong biên bản có chữ ký của chấp hành viên, chữ ký của người phải thi hành án. Trong trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án không ký thì phải có chữ ký của những người làm chứng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản.
Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định theo quy định của pháp luật.
Còn trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Thông thường, phong tỏa phong tỏa chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà đã được Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại các tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước hoặc cũng có liên quan đến những tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật.
Còn trong lĩnh vực quản lý thuế thì phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nói riêng.
Do đó, chỉ những trường hợp đặc biệt thì chủ tài khoản tại các tổ chức tín dụng mới bị phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật để làm rõ, xác minh giải quyết vụ việc. Sau khi sự việc đã xác minh làm rõ thì các tổ chức tín dụng nơi có phong tỏa tài khoản sẽ khôi phục chấm dứt việc phong tỏa tài khoản để chủ tài khoản sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thực hiện tiếp các giao dịch.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng là bao lâu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về xin hợp pháp hóa lãnh sự,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Tài khoản bị phong tỏa có nhận được tiền không năm 2023?
- Tài khoản ngân hàng có bán được không?
- Tội mua bán trái phép tài khoản ngân hàng xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT – TTCP -NHNN:
“Điều 5. Thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản
1. Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.
2. Người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.”
Như vậy, người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản là Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành và người ra quyết định thanh tra. Còn Ngân hàng chỉ có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa tài khoản của ngân hàng đối với các trường hợp không thuộc khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 80/2016/NĐ-CP)
1. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra Quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa, người có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản có trách nhiệm hủy Quyết định phong tỏa tài khoản. Quyết định hủy phong tỏa tài khoản phải được gửi tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản bị phong tỏa và đối tượng thanh tra.
2. Tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phải thực hiện hủy phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được Quyết định hủy phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, đồng thời thông báo việc hủy Quyết định phong tỏa tài khoản cho chủ tài khoản.
Căn cứ Điều 129 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, biện pháp phong tỏa tài khoản để thi hành án hình sự thực hiện như sau:
– Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội có quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Phong tỏa tài khoản cũng có thể áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
– Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
– Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tố tụng phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
– Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản được lập thành biên bản:
Biên bản về việc phong tỏa tài khoản gồm 05 bản: 01 bản cho người bị buộc tội; 01 bản cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội; 01 bản cho Viện kiểm sát cùng cấp, 01 bản đưa vào hồ sơ, 01 bản để lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.