Đất tái định cư được hiểu là đất do nhà nước thu hồi của dân, di dời dân đến nơi ở mới và cấp đất cho họ làm ăn sinh sống tại nơi ở mới. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư. Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, theo nhiều diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời hạn nộp tiền sử dụng đất tái định cư? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi nào phải nộp tiền sử dụng đất?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01/7/2014 khi được cấp Giấy chứng nhận thuộc một trong những trường hợp sau đây thì phải nộp tiền sử dụng đất:
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15/10/1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993 mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như lấn, chiếm… nếu được cấp Giấy chứng nhận thì không phải nộp tiền sử dụng đất trong 02 trường hợp sau:
- Đất có nhà ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân.
- Đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mà không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004.
Dù đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền nhưng không phải nộp tiền sử dụng đất nếu thuộc 02 trường hợp sau:
- Sử dụng đất có nhà ở từ trước ngày 15/10/1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất.
- Sử dụng đất có nhà ở ổn định trong khoảng thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 và có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, giấy tờ đó nộp theo đúng mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm pháp luật đất đai kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận.
Ngoài ra, nếu thuộc 02 trường hợp dưới đây mà chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp theo quy định:
– Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận.
Thời hạn nộp tiền sử dụng đất tái định cư
Tái định cư gồm phương án bố trí chỗ ở (tái định cư tại chỗ hoặc tái định cư tại địa điểm khác – nơi được bồi thường bằng đất) và hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) được quy định như sau:
– Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo.
– Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo thông báo.
Như vậy, chậm nhất trong vòng 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận) phải nộp đủ tiền sử dụng đất.
Lưu ý, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo thông báo trong trường hợp xác định lại số tiền sử dụng đất phải nộp quá thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà hộ gia đình, cá nhân chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ.
Cách tính tiền chậm nộp tiền phạt
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tiền sử dụng đất là một trong những khoản thu mà người sử dụng đất phải nộp khi được cấp Giấy chứng nhận. Nếu không nộp thì được coi là hành vi vi phạm hành chính về thuế và sẽ bị tính tiền chậm nộp tiền phạt.
Cách tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
– Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
– Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Mời bạn xem thêm:
- Cách xác định giá đất tái định cư nhanh, đơn giản 2022
- Quy định về cấp đất tái định cư khi thu hồi đất bạn nên biết
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giấy trích lục kết hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, bảo hộ logo độc quyền, trích lục khai tử bản chính, xác nhận tình trạng độc thân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, suất tái định cư tối thiểu đối với trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
Căn cứ vào quy định trên và tình hình cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu.
Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều 93 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp;
+ Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
– Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;
Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.