Mặc dù đã qua tuổi nghỉ hưu nhưng nhiều người lao động sức khỏe tốt vẫn chọn cách đi làm để có thêm thu nhập. Vậy khi sử dụng lao động cao tuổi, doanh nghiệp cần lưu ý những gì? Thời hạn hợp đồng đối với người cao tuổi là bao lâu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Ai được coi là người lao động cao tuổi?
Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã định nghĩa về người lao động cao tuổi như sau:
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động cao tuổi được hiểu là người tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường.
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo Bộ luật Lao động mới sẽ không còn cố định như trước đây là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Thay vào đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được tăng dần theo lộ trình là đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035 và đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2035.
Cụ thể, trong năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ
ThThời hạn hợp đồng đối với người cao tuổi là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 BLLĐ năm 2019, có 02 loại hợp đồng lao động mà các bên có thể lựa chọn:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn (không quá 36 tháng).
Trong đó, các trường hợp thông thường chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần. Nếu muốn tiếp tục sử dụng người lao động sau đó phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 149 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ:
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, khi sử dụng lao động cao tuổi, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.
Có được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại?
Vấn đề này được khoản 3 Điều 149 BLLĐ năm 2019 quy định như sau:
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như vậy, thông thường, doanh nghiệp sẽ không được thuê người lao động cao tuổi để làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người đó. Tuy nhiên nếu đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn thì doanh nghiệp vẫn được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc này.
Trường hợp không đảm bảo điều kiện an toàn mà vẫn yêu cầu người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng.
Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại Điều 30 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.
Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ?
BLLĐ năm 2019 không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….
Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thế nào là hành vi thống lĩnh thị trường?
- Nghỉ ốm trong thời gian thử việc có được hưởng chế độ ốm đau?
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Hợp đồng xác định thời hạn ký tối đa mấy lần
- Điều kiện thuê người lao động cao tuổi theo quy định pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thời hạn hợp đồng đối với người cao tuổi là bao lâu?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký Xác nhận tình trạng hôn nhân hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động khi quy định về thời giờ làm việc phải thông báo cho người lao động biết.
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.