Hoàn thuế là việc mà cơ quan có thầm quyền nhà nước sẽ trả lại một khoản mà những công ty, doanh nghiệp cá nhân đóng góp thừa trong phần thuế của họ, theo quy định của pháp luât. Và với mặt hàng hóa, dịch vụ là xuất khẩu thì không tránh khỏi phải ộp những loại thuế liên quan như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, … Vậy nên, việc nộp thuế phải chính xác, đúng số lượng để tránh gây thất thoát tài sản cho công ty, doanh nghiệp và nếu có hành vi trốn tránh sẽ là vi phạm pháp luật dẫn đến những quy định khác liên quan. Vậy thời hạn hoàn thuế xuất khẩu bao lâu là đủ?
Câu trả lời sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan.
Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:
Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
- Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Hoàn thuế xuất khẩu là gì?
Thuế xuất khẩu hay nhập khẩu là những loại thuế gián thu được đánh vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu ra khỏi biên giới Việt Nam. Theo đó, với những hàng hóa nằm trong danh mục chịu thuế sẽ phải đóng thuế theo quy định khi xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu nằm trong danh mục được hoàn thuế thì sẽ được hoàn trả lại khoản thuế đã nộp.
Thực chất, hoàn thuế xuất khẩu là trả lại tiền thuế cho đối tượng nộp thuế đối với hàng xuất khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó có quyết định miễn giảm thuế theo quy định. Trường hợp được miễn giảm thuế và hoàn thuế được quy định theo pháp luật.
Trường hợp nào được hoàn thuế xuất khẩu theo quy định?
Trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã quy định rõ ràng, chi tiết về các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu. Cụ thể:
Căn cứ vào Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016
Tại Điều 19, Chương IV của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 đã nêu rõ các trường hợp được hoàn thuế. Dựa trên căn cứ đó, có thể xác định một số trường hợp được hoàn thuế như sau:
Các trường hợp được hoàn thuế:
- Những người đã nộp thuế xuất khẩu theo quy định, nhưng không có hàng hóa để xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu ít hơn so với tiền thuế đã nộp. (1)
- Những người đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng hàng hóa xuất đi phải tái nhập thì sẽ được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu. (2)
- Những người đã nộp thuế nhập khẩu, nhưng hàng hóa nhập về phải tái xuất thì họ sẽ được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu. (3)
- Những người đã nộp thuế theo quy định cho hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh, nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
- Những người đã nộp thuế theo quy định đối với hàng hóa là máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân, được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
- Những trường hợp hàng hóa thuộc mục (1), (2), (3) nêu trên được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công hoặc chế biến.
Thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật thuế.
Căn cứ vào Nghị định 134/2016/NĐ-CP
Dựa trên Điều 19, Chương IV của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng đã nêu rõ về các trường hợp được hoàn thuế theo định. Căn cứ vào Nghị định, có thể tổng hợp các trường hợp hàng hóa được hoàn thuế như sau:
Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập: Hàng hóa xuất khẩu đã được nộp thuế xuất khẩu, nhưng phải tái nhập thì sẽ được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu gồm:
- Hàng hóa đã được xuất khẩu nhưng phải tái nhập (nhập khẩu trở lại) Việt Nam.
- Hàng hóa do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và dịch vụ bưu chính đã nộp thuế theo quy định, nhưng không giao được hàng cho người nhận nên phải tái nhập.
- Đối với trường hợp này, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực về hàng hóa tái nhập trên tờ khai hải quan; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hoàn thuế đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.
- Những người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ giá trị của hàng hóa trong thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Đối với hàng tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây, người nộp thuế khi kê khai có trách nhiệm kê khai trung thực, chính xác gồm các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng trên tờ khai hải quan.
- Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra mọi nội dung khai báo trên tờ khai của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng họ lại không có hàng để xuất khẩu hoặc số hàng xuất khẩu ít hơn so với số hàng xuất khẩu đã nộp thuế. Trong trường hợp có số tiền thuế tối thiểu sẽ không được hoàn thuế.
- Những người đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng không có hàng hóa để xuất khẩu hoặc xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa xuất khẩu đã nộp được hoàn thuế hoặc thuế xuất khẩu đã nộp tương ứng với hàng hóa thực tế xuất khẩu hoặc ít hơn.
- Các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP, có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng Việt Nam theo tờ khai hải quan làm thủ tục hoàn thuế thì không được hoàn thuế.
- Cơ quan hải quan không tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và không hoàn trả số tiền thuế được hoàn theo quy định tại khoản này.
Hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu như thế nào?
Đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét hoàn thuế. Với từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ hoàn thuế sẽ có sự khác biệt. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trong các văn bản luật hiện hành để chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng từ liên quan chính xác.
Về cơ bản, hồ sơ hoàn thuế sẽ gồm có:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất nhập khẩu đã được đính kèm chi tiết tại Phụ lục VII, mẫu số 9 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế. (1 bản photocopy)
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận của cơ quan hải quan là hàng hóa thuộc Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan đã thực xuất khẩu. (01 bản photocopy)
- Chứng từ nộp thuế. (1 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu)
Thời hạn hoàn thuế xuất khẩu bao lâu?
Căn cứ Thông tư 99/2016/TT/BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:
Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhập được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ hoàn thuế GTGT theo thông tư 80 gồm những gì?
- Cách tính tiền hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023
- Có được hoàn thuế GTGT khi bán hàng vào khu chế xuất không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời hạn hoàn thuế xuất khẩu bao lâu theo quy định 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:
Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam;
Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái nhập.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái nhập là hàng hóa xuất khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
Theo khoản 1, 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:
(1) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
(2) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
(3) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
(4) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
(5) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Lưu ý:
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Hàng hóa quy định tại (1), (2), (3) nêu trên được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.