Chào Luật sư, Tôi hiện đang là quản lý cho một công ty về sản xuất các sản phẩm về các loại sợi làm từ gạo xuất khẩu; và đang nghiên cứu về lĩnh vực Luật Sở hữu trí tuệ cho công ty tôi. Luật sư có thể cho tôi hỏi về thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp? được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi đăng ký về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng như sáng chế; nhãn hiệu; kiểu dáng công nghiệp; … vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm thường là việc đăng ký bảo hộ đó sẽ duy trì được bao lâu.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ; đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp có thể bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Sáng chế là gì?
– Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Nói nôm nha thì sáng chế nó là giải pháp kỹ thuật để giải quyết 1 vấn đề kỹ thuật nhất định nào đó, nó tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc là quy trình. Hiện nay đa số các sáng chế tồn tại ở dạng sản phẩm. Ngoài ra nhiều quốc gia hiện nay hộ còn thừa nhận cấp bằng sáng chế cho các ứng dụng mới của một sản phẩm hoặc 1 quy trình đã biết.
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
– Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Kiểu dáng công nghiệp có thể cấu thành từ các yếu tố như:
- Yếu tố 2 chiều (2D): Họa tiết, màu sắc, đường nét.
- Yếu tố 3 chiều (3D): hình khối, cấu trúc.
Ví dụ: Thảm, cái ghế ngồi.
Lưu ý: Đối với kiểu dáng công nghiệp ở đây chỉ bảo hộ hình dáng bên ngoài chứ không báo hộ cấu trúc bên trong. Nó có thể bảo hộ một phần hoặc toàn bộ của sản phẩm.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm; hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số; hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong; hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Mạch tích hợp bán dẫn hay thường được gọi là IC hay mạch vi điện tử. Về mặt cấu tạo; mạch tích hợp bán dẫn là một thiết bị điện tử được tạo thành từ nhiều thành phần có chức năng khác nhau như bóng bán dẫn; điện trở; tụ điện, …; và được đặt trên một tấm nền bán dẫn.
Bí mật kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Nói tóm lại bí mật kinh doanh là:
- Thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ.
- Không phải hiểu biết thông thường.
- Chưa được bộc lộ.
- Có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
- Tạo lợi thế cho chủ thể nắm giữ.
Tên thương mại là gì?
– Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ví dụ: Công ty cổ phẩn Bánh kẹo Kinh Đô.
Lĩnh vực kinh doanh: Là một mảng của nền kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình để thu lợi nhuận. Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
- Sản xuất (mua bán trực tiếp, đại lý bán hàng).
- Dịch vụ (sửa chữa, bưu chính viễn thông, văn hóa, du lịch).
Khu vực kinh doanh: Là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng; khách hàng hoặc có danh tiếng.
Nhãn hiệu là gì?
– Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Bidrico Nước Uống Hân Hạnh Là Nước Uống Chính Thức Của Hội Nghị Cấp Cao APEC 2017 Nước và Sự Sống Tinh Khiết và An Toàn.
Ngày nay, bên cạnh sự phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thì nhãn hiệu nó còn thể hiện được chất lượng mà nhà sản xuất họ muốn gửi đến nhà tiêu dùng.
Chỉ dẫn địa lý là gì?
– Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
– Biểu hiện của việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa; bao bì hàng hóa; phương tiện kinh doanh; giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông; chào bán; quảng cáo nhằm để bán; tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Ví dụ: Sầu riêng Cái Mơn Bến Tre.
Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp?
Về câu hỏi thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp? câu trả lời sẽ là tương ứng với mỗi loại đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp sẽ có những thời hiệu bảo hộ khác nhau.
Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế
– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Ví dụ: Ngày nộp đơn là ngày 15/4/2014. Ngày cấp văn bằng là ngày 22/01/2019. Thời điểm kết thúc sẽ là ngày 15/4/2024.
Lưu ý: Hằng năm thì chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng, nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT.
Thời hạn bảo hộ đối kiểu dáng công nghiệp
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Lưu ý: Hằng năm chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng, nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT. Trước 6 tháng trước khi kết thúc hiệu lực nếu có nhu cầu ta nên gia hạn nếu gia hạn trễ phải nộp tiền phạt.
Thời hạn bảo hộ đối thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thời hạn của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn trong khoảng thời gian sau:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký; hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Thời hạn bảo hộ đối bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần phải đi đăng ký bảo hộ và được bảo hộ không thời hạn; trừ trường hợp nó bị bộc lộ theo phương pháp chứng minh ngược hoặc được nhiều người biết đến thì sẽ không được coi là bí mật kinh doanh.
Mình phải tự bảo vệ nó; nếu có một chủ thể nào đó đầu tư độc lập và chứng minh ngược ra được bí mật kinh doanh của mình thì khi đó nó sẽ không bị vi phạm
Thời hạn bảo hộ đối nhãn hiệu
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
Lưu ý: Hằng năm thì chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng, nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật SHTT.
Thời hạn bảo hộ đối tên thương mại
Tên thương mại được bảo hộ một cách tự động trong suốt quá trình chủ thể kinh doanh hoạt động và chấm dứt bảo hộ khi chủ thể đó không còn kinh doanh.
Thời hạn bảo hộ đối chỉ dẫn địa lý
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. và chỉ chấm dứt khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp?
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, tạm ngừng kinh doanh ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ
– Phí thẩm định nội dung: 1.200.000VNĐ
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang
Lưu ý: Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích cần được phân loại sáng chế quốc tế (IPC), trường hợp người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại sáng chế quốc tế).