Xin chào Luật sư, tôi hiện tại mới vào làm tại một doanh nghiệp nhà nước nên chưa rõ quy định về quy trình sử dụng hoá đơn điện tử với cơ quan thuế, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Tôi thắc mắc về thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế hiện nay là khi nào? Bởi tôi thấy phía bên công ty của bạn tôi thời điểm chuyển dữ liệu này là khác nhau, đồng thời khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Mong được luật sư tư vấn giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có giải đáp về thắc mắc nêu trên nhé. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Hóa đơn điện tử là gì ?
– Theo quy định của Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quy định về hóa đơn, chứng từ thì Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
– Như vậy hóa đơn điện tử được hiểu là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được sử dụng để thay cho hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu, các loại hóa đơn khác; người ra có thể áp dụng cho phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Hóa đơn điện tử sẽ được sử dụng dựa trên việc khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi tiến hành mua bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Hóa đơn điện tử gồm các loại như hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm vé, thẻ, phiếu thu tiền, … phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng. Hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải thông báo cho khách hàng của mình về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử. Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và các đơn vị có liên quan phải có thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hóa đơn điện tử đó. Sử dụng hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc là xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế là khi nào?
– Do hóa đơn điện tử được lưu trữ và bảo quản bằng phương pháp điện tử. Mà hiện này theo quy định tại Điều 12 và Điều 22 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ thì có hai phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
+ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Nộp cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc quá đối với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán hoặc bán hàng hóa là điện, nước sạch có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
+ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo định dạng hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiện thị hóa đơn điện tử.
– Hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử, căn cứ khoản 7 Điều 4 và khoản 4 Điều 12, Điều 22 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ, dữ liệu hóa đơn điện tử được chuyển đến cơ quan thuế thông qua hình thức.
+ Chuyển trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế khi đáp ứng yêu cầu kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN layer 3, băng thông tối thiểu 5Mbps; sử dụng dịch vụ Web (Web service) hoặc Message Quêu (MQ) có mã hóa làm phương thức kết nối, sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
+ Gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn ủy nhiệm, bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến có quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ.
– Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử, căn cứ theo Điều 12 và Điều 22 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ thì:
+ Đối với chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, tổ chức, doanh nghiệp phải chuyển dữ liệu hóa đơn cùng với thời điểm gửi tờ khai thuế GTGT.
+ Theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì đối với phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn không theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn, thời gian chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn như sau:
“Điều 30. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.”
Theo đó, nếu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn sẽ bị xử phạt đến 20 triệu đồng.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề hóa đơn điện tử chúng tôi cung cấp dịch vụ … Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế là khi nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về đăng ký làm lại giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp:
Nội dung của hóa đơn điện tử bao gồm các thông tin sau:
+ Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
+ Số hóa đơn là thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả – rập có tối đã 8 chữ số, bắt đầu từ số 01 vào ngày 01/01 hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm và tối đã đến số 99999999.
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua.
+ Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
+ Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
+ Thời điểm lập hóa đơn.
+ Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
+ Mã của cơ quan thuế đổi với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
+ Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).
+ Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
+ Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dễ dàng quản lý. Việc tìm kiếm hóa đơn điện tử sẽ dễ dàng, nhanh chóng mà không phải tìm kiếm. Tránh được tình trạng mất hóa đơn, thất lạc, hư hỏng hoặc bị mất thông tin, số liệu trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh. Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, số lượng hóa đơn rất nhiều nên cơ quan quản lý rất khó khăn trong việc kiểm soát, xác minh được hết tất cả các hóa đơn, nhưng với hóa đơn điện tử thì mọi việc quản lý đều trở nên thuận tiện và dễ dàng.
Thẩm quyền xử phạt trường hợp không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định, căn cứ theo Điều 32 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có quy định người có thẩm quyền xử phạt bao gồm:
+ Chi cục trường Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
+ Cục trưởng cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Chánh thanh tra Sở Tài chính;
+ Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
+ Chánh thanh tra Bộ Tài chính.