Với mục đích răn đe, xử phạt các trường hợp phạm tội thì các quy định về xử phạt cũng như xét xử vụ án hình sự đã được ra đời. Đây là những quy định mang chế tài xử phạt cao nhất mà pháp luật nước ta quy định. Vậy nên để tránh trường hợp oan sai, xét xử sai người sai tội nên việc thực hiện quy trình liên quan đến việc xét xử các trường hợp phạm tội đều được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng trình tự, thủ tục đã quy định. Vậy những quy định về xét xử vụ án hình sự như thế nào, các bước giải quyết ra sao và “Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự” như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X ngay nhé.
Thế nào là vụ án hình sự?
Vụ án hình sự là Vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng.
Người vi phạm pháp luật đã bị khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các quy định của Bộ luật hình sự tố tụng tức đã can án hình sự sẽ bị áp dụng một số biện pháp do luật quy định như phải khai cung, phải có mặt tại nơi và vào thời gian do các cơ quan tiến hành tố tụng – cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án quy định, có trường hợp bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như tạm giam, khám nhà… Có thể bị phạt tù, bị cấm hành nghề nếu qua xét xử tòa án đã đủ chứng cứ chứng minh là phạm tội và đã ra quyết định bằng một bản án hình sự..
Khác với vụ án dân sự, trong vụ án hình sự, quan hệ pháp luật bị xâm phạm là các quan hệ liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân… được pháp luật hình sự bảo vệ.
Các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự
Việc giải quyết vụ án hình sự được tiến hành qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mặc dù đây là các giai đoạn tố tụng độc lập nhưng có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau. Theo đó, các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự gồm:
– Khởi tố vụ án hình sự;
– Điều tra vụ án hình sự;
– Truy tố;
– Xét xử vụ án:
+ Xét xử sơ thẩm
+ Xét xử phúc thẩm
– Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Thi hành án.:
Khởi tố vụ án hình sự
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng tiến hành tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm, ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Việc kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Cơ quan điều làm nhiệm vụ tiếp nhận tin, giải quyết tin và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.
Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
Điều tra vụ án hình sự
Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; lực lượng Cảnh sát biển; Kiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) tiến hành các biện pháp điều tra hợp pháp, thu thập chứng cứ, tài liệu để xác định tội phạm và người phạm tội; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Giai đoạn này bắt đầu từ sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc ở việc Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra đình chỉ điều tra. Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự.
Truy tố
Giai đoạn truy tố là giai đoạn Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp do pháp luật quy định để xem xét quyết định việc truy tố bị can ra Tòa án để xét xử. Giai đoạn truy tố bắt đầu khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ kèm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc bằng quyết định truy tố (theo thủ tục rút gọn) hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án.
Trong giai đoạn truy tố, ngoài chức năng truy tố, Viện kiểm sát còn có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Xét xử vụ án hình sự
Giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tòa án tiến hành các biện pháp do pháp luật quy định để xét xử vụ án, ra bản án đối với người bị Viện kiểm sát truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Giai đoạn xét xử bắt đầu sau khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố (theo thủ tục rút gọn) của Viện kiểm sát.
Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Trong giai đoạn xét xử, Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm và nếu có kháng cáo, kháng nghị thì tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án. Bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.
Bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì phải đưa ra xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, bị hại, nguời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án,…
Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cấp trên của Tòa án sơ thẩm. Khi xét xử Hội đồng xét xử chỉ xử lại những phần bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án của tòa sơ thẩm, nhưng trên cơ sở xem xét toàn bộ vụ án. Tòa phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau: bác kháng cáo, kháng nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa án sơ thẩm; hủy án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.
Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là việc Tòa án tiến hành xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền sẽ kháng nghị và Tòa án sẽ phải mở phiên tòa xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án không biết được khi bản án, quyết định đó thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định kháng nghị và tòa án phải mở phiên tòa xét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục tái thẩm.
Trường hợp có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vó vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kiến nghị;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó và Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có quyền đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
Thủ tục thi hành án
Về bản chất, tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục giải quyết thông tin về tội phạm và thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Thủ tục thi hành án hình sự không phải là thủ tục tố tụng hình sự và thi hành án hình sự không phải là giai đoạn của tố tụng hình sự.
Ở nước ta, cùng với Bộ luật tố tụng hình sự còn có Luật thi hành án hình sự. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi Luật thi hành án hình sự năm 2019 chưa được xem xét, sửa đổi, bổ sung thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có quy định một số nội dung về thủ tục ra quyết định thi hành án như thủ tục xem xét bản án tử hình, thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, thủ tục xóa án tích.
Đối với các trình tự, thủ tục thi hành án khác, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định của tòa án; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, người chấp hành biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, thi hành biện pháp tư pháp đã được quy định trong Luật thi hành án hình sự 2019.
Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là bao lâu?
Đối với mỗi thủ tục xét xử sơ thẩm hoặc phú thẩm thì sẽ có khoảng Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự khác nhau như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
+ Đưa vụ án ra xét xử;
+ Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
+ Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
– Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 346 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sự bào chữa trong vụ án hình sự. Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ ly hôn đơn phương. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thừa kế gồm những gì theo quy định năm 2023?
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thành phần Hội đồng xét xử như sau:
“Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử
1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.”
Như vậy, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm thông thường sẽ gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Đối với trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Theo Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm như sau:
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
+ Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm;
+ Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
+ Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
– Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.
– Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.
Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Theo Điều 279 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa cụ thể như sau:
– Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
+ Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
+ Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
+ Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
+ Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
– Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.