Sự sáng tạo của con người là vô hạn. Nhờ vào sự sáng tạo của con người mà cuộc sống đã và đang phát triển hơn. Sự sáng tạo của con người góp phần tạo nên các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người. Tuy nhiên, những sự sáng tạo đó rất dễ bị xâm phạm. Chính vì thế, dưới góc độ pháp lý, các sáng chế cần phải được bảo hộ. Điều này được quy định cụ thể ở các văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ. Vậy bảo hộ sáng chế là gì? Điều kiện bảo hộ sáng chế ra sao? Thời hạn bảo hộ sáng chế được quy định như thế nào? Hiệu lực của Bằng bảo hộ sáng chế ra sao? Chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ sáng chế khi nào? Hồ sơ và thủ tục đăng ký bỏa hộ sáng chế như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Sáng chế là gì?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Bảo hộ sáng chế là gì?
Bảo hộ sáng chế là một cách thức giúp cho sáng chế của mình không bị sử dụng trái phép mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu1. Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế được quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ
Điều kiện bảo hộ sáng chế
Theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với sáng chế cụ thể:
“Điều 58 Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định chi tiết dưới đây, cụ thể:
Căn cứ theo Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 tính mới của sáng chế là:
– Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
+ Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
– Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
– Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
– Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Theo Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế, như sau:
– Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
– Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
Và tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế như sau: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Bằng bảo hộ sáng chế
Bằng bảo hộ sáng chế được hiểu là văn bằng ghi nhận chủ sở hữu sáng chế. Chủ sở hữu sáng chế là tác giả sáng chế. Tác giả sáng chế là người bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra giải pháp kỹ thuật được công nhận là sáng chế và được cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế cấp cho tác giả sáng chế được gọi là Bằng bảo hộ (Khoản 1 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ).
Bằng bảo hộ sáng chế là Bằng độc quyền sáng chế cấp cho tác giả sáng tạo ra sáng chế.
Hiệu lực của Bằng bảo hộ sáng chế
Theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019), Bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi (20) năm kể từ ngày nộp đơn.
Để duy trì hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế, thì chủ Bằng bảo hộ có nghĩa vụ nộp lê phí để duy trì hiệ lực của Bằng bảo hộ do Chính phủ quy định (khoản 3 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ).
Chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ sáng chế
Theo quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ, Bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp:
– Chủ văn bằng không nộp lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực văn bằng theo quy định.
– Chủ sở hữu sáng chế tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với sáng chế.
– Chủ văn bằng bảo hô sáng chế không còn tồn tại mà không có người thừa kế hợp pháp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ, trường hợp chủ Bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí để duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực Bằng bảo hộ sáng chế tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp.
Trường hợp chủ Bằng bảo hộ sáng chế tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đố với sáng chế, thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ Bằng bảo hộ (khoản 3 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ).
Theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ (Điểm 20, Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học công nghệ về sửa đổi, bổ sung điểm 21 về chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ và yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ).
Sổ đăng ký quốc gia vế sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại Điều 98 Luật Sở hữu trí tuệ, sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổi và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Quyết định cấp Bằng bảo hộ sáng chế, nội dung chủ yếu của Bằng bảo hộ sáng chế, quyết định sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của Bằng bảo hộ sáng chế, ở hữu công nghiệp, quyết định đăng ký hợp đồng chuyển giao sáng chế được ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp lập và lưu giữ (Điều 98 và Điều 99 Luật Sở hữu trí tuệ).
Các quyết định liên quan đến Bằng bảo hộ như quyết định cấp, chấm dứt, hủy bỏ, sửa đổi Bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Thời hạn bảo hộ sáng chế
Thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
Như vậy, khác với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp được gia hạn thời gian bảo hộ, thời gian bảo hộ văn bằng sáng chế chỉ được tối đa 20 năm và không được gia hạn.
Thủ tục đăng ký sáng chế
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn; từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không; (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;
+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới; trình độ sáng tạo; khả năng áp dụng công nghiệp); qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; và người nộp đơn nộp phí; lệ phí đầy đủ; đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời hạn giải quyết
– Thẩm định hình thức: trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc ngày nộp đơn; nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; tùy theo ngày nào muộn hơn;
– Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
– Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí
– Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Hồ sơ đăng ký sáng chế
– Tờ khai đăng ký sáng chế (02 bản);
– Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
– Bản tóm tắt sáng chế (02 bản);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
– Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên; nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn; trừ đơn PCT).
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thời hạn bảo hộ sáng chế” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là luật bay flycam., vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật. Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (vật thể, chất thể, vật liệu sinh học) hoặc quy trình hay phương pháp.
– Sản phẩm dưới dạng vật thể
Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người.
– Sản phẩm dưới dạng chất thể
Sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người.
– Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học
Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật, động vật biến đổi gen…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo.
– Quy trình hay phương pháp
Quy trình hay phương pháp (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.
Theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, những đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
– Cách thức thể hiện thông tin.
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
– Giống thực vật, giống động vật.
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Như vậy, khi phát minh ra sáng chế, nếu tác giả nhận thấy đáp ứng các điều kiện bảo hộ sáng chế như trên thì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp để đăng ký cấp văn bản bảo hộ.
Phí
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng (mỗi đơn/yêu cầu)
– Phí công bố đơn: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình)
– Phí công bố thông tin từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi: 10.000 đồng/trang
– Phí thẩm định: 900.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)
– Phí thẩm định hình thức: 20% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)
– Phí thẩm định nội dung: 80% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)
– Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 600.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)
– Phí phân loại quốc tế về sáng chế: 100.000 đồng/phân nhóm
– Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình)
– Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
Lệ phí
– Lệ phí nộp đơn (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập): 150.000 đồng
– Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (cho 1 yêu cầu bảo hộ độc lập); từ yêu cầu bảo hộ độc lập thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập