Người lao động tham gia làm việc được quy định cụ thể về thời giờ làm việc. Và đương nhiên là phải có những thời gian được nghỉ ngơi. Thời giờ nghỉ ngơi là một minh chứng cho lợi ích của người lao động, bên cạnh đó thời gian nghỉ ngơi này cũng mang lại nhiều lợi ích “ngầm” cho doanh nghiệp. Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thời giờ nghỉ ngơi là gì?
Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian theo quy định hoặc theo thoả thuận, người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, có quyền tự do sử dụng theo nhu cầu của mình.
Trong lịch sử và cho đến nay, đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi hợp lí là mục tiêu mà pháp luật nhiều nước trên thế giới theo đuổi. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có nhiều công ước về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động (Công ước số 106 năm 1957, Công ước số 132 năm 1970…)…
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm: nghỉ giữa ca (ít nhất nửa giờ, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ chuyển ca (ít nhất 12 giờ), nghỉ hàng tuần (ít nhất một ngày – 24 giờ liên tục), nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận nghỉ không hưởng lương. Tuỳ từng trường hợp, người lao động có thể được hưởng một số quyền lợi trong thời gian nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật, như: được hưởng tiền lương, được tính là thời gian làm việc để giải quyết các chế độ khác…
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ:
Căn cứ Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ như sau:
1. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp quyết định thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư này thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
a) Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tham khảo các ví dụ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương về việc thực hiện Thông tư này trong báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ:
Căn cứ Điều 9 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ như sau:
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn.
2. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Báo cáo định kỳ hằng năm về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội việc thực hiện Thông tư này của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đóng trên địa bàn cùng với báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của NLĐ làm thời vụ?
Ngày 15/12/2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
Đối tượng áp dụng
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm công việc sau:
· Sản xuất có tính thời vụ trong ngành nông – lâm – ngư – diêm nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được;
· Gia công hàng theo đơn đặt hàng, bị phụ thuộc vào thời điểm chủ hàng yêu cầu.
Theo Thông tư, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng được quy định như sau:
Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm
– Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ.
– Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:
- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.
- Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.
- Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định tại điểm a hoặc quy định tại điểm b khoản này, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư này.
– Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Thời giờ nghỉ ngơi
– Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).
Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.
– Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác; việc rút ngắn giờ làm việc và đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi; quyết định việc nghỉ không hưởng lương đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.
Mẫu kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ làm công việc thời vụ
Không đảm bảo thời giờ làm việc, nghỉ, doanh nghiệp sẽ phải chịu chế tài xử phạt như nào?
Nghị Định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động đối với hành vi không đảm bảo thời giờ làm việc và nghỉ. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt cụ thể:
– Phạt tiền từ 4 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo cho NLĐ nghỉ ngơi trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca.
– Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ tết.
– Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động huy động NLĐ làm thêm giờ vuợt quá số giờ quy định, mức phạt tuỳ vào số người lao động vi phạm, cụ thể:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 01 đến 10 NLĐ.
+ Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 11 đến 50 NLĐ.
+ Phạt tiền từ 40 triệu đến 80 triệu đồng với vi phạm từ 51 đến 100 NLĐ.
+ Phạt tiền từ 80 triệu đến 120 triệu đồng với vi phạm từ 101 đến 300 NLĐ.
+ Phạt tiền từ 120 triệu đến 150 triệu đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về tái ký hợp đồng lao động như thế nào?
- Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đ”Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của NLĐ làm thời vụ? ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn…. hãy liên hệ: 0833.102.102..
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Daihats
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm: nghỉ giữa ca (ít nhất nửa giờ, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ chuyển ca (ít nhất 12 giờ), nghỉ hàng tuần (ít nhất một ngày – 24 giờ liên tục), nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng.
Thời giờ nghỉ giữa ca (nghỉ giải lao)
Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian theo quy định hoặc theo thoả thuận, người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, có quyền tự do sử dụng theo nhu cầu của mình. Thời giờ nghỉ ngơi thường được sắp xếp đan xen với giờ nghỉ.
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.