Chào Luật sư, tôi là người lao động cao tuổi đã về hưu tuy nhiên phía bên công ty TNHH X lại đàm phán muốn ký hợp đồng lao động với tôi trong 01 năm để làm cố vấn cho một dự án nghiên cứu cải tiến dây chuyền sản xuất của họ tại Việt Nam. Tuy nhiên do tuổi cao sức yếu tôi không thể làm việc liên tục 08 tiếng như thời chưa nghỉ hưu. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi thời gian làm việc của người cao tuổi được tính như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thời gian làm việc của người cao tuổi được tính như thế nào?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Có được sử dụng lao động cao tuổi tại Việt Nam?
Để bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đối với các ngành nghề hiện không có nguồn nhân lực dồi dào tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam cho phép các doanh nghiệp trong nước được phép thuê lại những người lao động cao tuổi về làm tại các doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên phía người lao động được phép thoả thuận với người sử dụng lao động về lương, thời gian làm việc tại doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của họ tại công ty. Việc ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi sẽ là hợp đồng có xác định thời gian và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo các quyền của người lao động cao tuổi tại doanh nghiệp được đảm bảo.
Theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động cao tuổi như sau:
– Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
– Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
– Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi tại Việt Nam
Để đảm bảo tối đa các quyền và nghĩa vụ của người lao động cao tuổi tại doanh nghiệp ở Việt Nam, pháp luật Việt Nam đã có những quy định mạnh mẽ về việc sử dụng người lao động cao tuổi tại Việt Nam đối với những người sử dụng lao động như người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động hay người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sử dụng người lao động cao tuổi như sau:
– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Thời gian làm việc của người cao tuổi được tính như thế nào?
Thời gian làm việc của người cao tuổi được tính như người lao động bình thường tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Chính vì thế thời gian của người lao động cao tuổi trên thực tế thường dao động từ 04 đến 06 tiếng. Chính vì thế người lao động cao tuổi tại các doanh nghiệp ở các vị trí như cố vấn, chuyên gia, người giám sức, quản lý hệ thông hãy cứ yên tâm lao động tại các doanh nghiệp bởi quyền lợi của bản thân đã được phép luật quy định và bảo hộ một cách rõ ràng trong luật lao động.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
– Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề độc hại
Theo quy định của pháp luật các doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng người lao động làm trong một số công việc đọc hại tại Việt Nam. Chính vì thế pháp luật Việt Nam cần phải có những quy định kịp thời về điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để có thể cho người lao động cao tuổi làm việc độc hai thì người lao động cao tuổi phải có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên hoặc ít nhất phải có các chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật, có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo quy định tại Điều 64 Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
– Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
- Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;
- Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
- Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc;
- Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thời gian làm việc của người cao tuổi được tính như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về bảng giá tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
– Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
– Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
– Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.