Chào luật sư, tôi là nam năm nay 23 tuổi, vừa tốt nghiệp thì đi làm nay đã 1 năm ở vị trí nhân sự cho công ty môi giới việc làm, thì được nhận thông báo đi nghĩa vụ quân sự. Hiện tôi rất lo lắng, nếu tham gia nghĩa vụ quân sự thì phải tạm dựng công việc 2 năm trong khi trong quá trình tôi đi làm có tham gia bảo hiểm đầy đủ, nghe nói hiện nay có quy định người đi bộ dội vẫn được tính BHXH theo quy định. Vậy thời gian đi bộ đội có được tính BHXH? Hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm xã hội cho người đi bộ đội năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật nghĩa vụ quân sự 2015
Đi nghĩa vụ quân sự trong thời gian bao lâu?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp sau đây, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ có thể được kéo dài:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Đáng chú ý: Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Đặc biệt, theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn trong một số trường hợp như:
- Được kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ của Hội đồng giám định y khoa quân sự;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% – 80%;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ…
Như vậy, thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự thông thường là 24 tháng và có thể kéo dài thêm 06 tháng (đến 30 tháng) trong một số trường hợp như trên.
Trong đó, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân. Riêng trường hợp không có giao nhận quân tập trung thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận cho đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Thời gian đi bộ đội có được tính BHXH?
Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các Điều luật quy định về BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người thực thực hiện tham gia vào bảo hiểm. Cũng chính vì thế pháp luật đã quy định cụ thể rằng thời gian đi bộ đội vẫn được tính BHXH, vậy cụ thể quy định như thế nào? Luật sư X xin trình bày vấn đề này như sau:
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và căn cứ vào Điều 2 Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội ban hành ngày 20/11/2014 quy định:
“Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.”
- Đối tượng áp dụng luật BHXH bao gồm cả:
“d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;”
Ngoài ra trong Khoản 1, Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định”
Như vậy, căn cứ các Điều, Luật bảo hiểm xã hội cùng với các Nghị Định của chính phủ, Thông tư từ Bộ Quốc Phòng nêu trên thì thời gian đi bộ đội nghĩa vụ được tính tham gia BHXH theo luật hiện hành. Các bạn đã có thời gian đi bộ đội nghĩa vụ quân sự lưu ý để đảm bảo quyền lợi của mình.
Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội cho người đi bộ đội nghĩa vụ
Cách tính BHXH cho người đi bộ đội nghĩa vụ như thế nào? Việc xác định cách tính BHXH sẽ làm cơ sở để các bạn đi nghĩa vụ quân sự tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của Luật bảo hiểm xã hội. Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội cho người đi bộ đội nghĩa vụ năm 2023, Luật sư X xin trình bày như sau:
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ khi người lao động bắt động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Nếu người lao động không thể thực hiện việc đóng BHXH liên tục, quá trình đóng bị ngắt quãng thì thời gian đóng BHXH được tính bằng tổng thời gian đã đóng.
Cách tính BHXH cho người đi bộ đội nghĩa vụ được tính theo công thức sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)
Ví dụ: Bạn là Nam giới, sau khi học xong Đại học (năm 2002) bạn đi nghĩa vụ quân sự 2 năm 6 tháng và được xuất ngũ vào tháng 7 năm 2004. Sau đó đầu năm 2005 bạn làm cho một công ty tư nhân, tiếp tục đóng bảo hiểm tới nay được 14 năm.
Tổng thời gian tính hưởng BHXH của bạn được tính như sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH khi đi nghĩa vụ quân sự + thời gian đóng BHXH làm ở công ty tư nhân
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = 2 năm 6 tháng + 14 năm = 16 năm 6 tháng
Như vậy bạn đã đóng BHXH được 16 năm 6 tháng, theo quy định thì Nam 60 tuổi có 30 năm đóng BHXH và đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật BHXH sau khi về hưu sẽ được hưởng tối đa 75%. Để được hưởng chế độ lương hưu tốt nhất bạn cần phải đóng BHXH thêm 13 năm 4 tháng nữa.
Trường hợp bạn nằm trong diện hưởng lương hưu sớm theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được hưởng lương hưu) sẽ phải đóng BHXH thêm 3 năm 4 tháng nữa.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thời gian đi bộ đội có được tính BHXH?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến đơn xin hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 24 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động) đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng một chế độ có mức hưởng cao hơn. Đối với người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, nếu có nguyện vọng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu với mức cao hơn.
Trường hợp người lao động hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động).
Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong bộ quốc phòng quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng tiền lương và của đơn vị (người) sử dụng lao động bằng 26% mức tiền lương tháng đóng BHXH (trong đó: đơn vị đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH và người hưởng lương đóng 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH).
Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí bằng 23% mức lương cơ sở và do đơn vị (người) sử dụng lao động đóng.
Đối tượng được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng BHXH hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc;
Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
“Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.”
Đối chiếu với quy định trên, quân nhân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất