Có rất nhiều phương pháp đấu thầu hiện nay được phép hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên trong số các phương pháp đấu thầu đó thì phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ đang được nhiều nhà đầu tư áp dụng cho dự án của mình. Thế nên các công ty xây dựng khi muốn tham gia đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ của một dự án nào đó thì cần biết được thời gian diễn ra đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì doanh nghiệp mình cần phải chuẩn bị những bộ hồ sơ gì. Để có thể giúp cho quý doanh nghiệp trong vấn đề chuẩn bị hồ sơ trong giai đoạn đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, Luật sư X xin được phép gửi đến quý bạn đọc bài viết tham khảo “Thời gian đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm có gì?”.
Đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ là gì?
Phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ là một trong 04 phương pháp đấu thầu, lựa chọn nhà thầu được phép sử dụng trong đấu hầu tại Việt Nam. Chính vì thế khi nghe đến cụm từ “đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ” bạn phải biết đó là một phương pháp đấu thầu. Với phương pháp này, nhà mời thầu có thể sử dụng trong nhiều mục đích từ các dự án thầu nhỏ lẻ cho đến các dự án thầu có quy mô tính chất phức tạp. Ngoài ra đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ của thể được sử dụng trong nhiều nhóm ngành nghề khác nhau từ mua bán cho đến xây dựng.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Đấu thầu 2013 quy định về phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
“1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.”
Thời gian đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm có gì?
Để có thể lập một bộ hồ sơ mời thầu theo phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, trong thời gian đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, các chủ đầu tư cần phải nắm và hiểu rõ các quy định của pháp luật về việc áp dụng phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ. Túi hồ sơ mời thầu của phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ sẽ bao gồm quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền, kế hoạch lựa chọn nhà thầ, các tài liệu và bản thiết kế công trình đấu thầu và các chinh sách về thuế, phí kèm theo nếu có.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về lập hồ sơ mời thầu như sau:
“1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
2. Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.”
Thủ tục đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ tại Việt Nam diễn ra như thế nào?
Để có thể đưa ra một quy trình về thủ tục đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thống nhất tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã chủ động ban hành các quy trình chi tiết mà một thủ đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ cần phải có. Từ đó khi một doanh nghiệp nào có ý định muốn thu hút nhà đầu tư đấu thầu theo phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ sẽ biết được doanh nghiệp mình cần làm gì trong quá trình đấu thầu và chốt thầu ra sao. Mặt khác các doanh nghiệp tham gia đấu thầu có thể tin tưởng phương pháp đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ này là phương pháp chính thống, có quy trình cụ thể và có thể tham gia một cách dễ dàng.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình chi tiết như sau:
“1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
c) Xếp hạng nhà thầu.
4. Thương thảo hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.”
Kết quả của việc đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ tại Việt Nam ra sao?
Sau khi lựa chọn được nhà thầu ưng ý thông qua việc đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, phía đơn vị mời thầu cần phải chốt được nhà thầu và công bố kết quả đã được thẩm định với cơ quan đại chúng được biết. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện nay để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thì kết quả của việc đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ tại Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về mặt pháp lý như kết quả phải có tên của nhà thầu, giá trúng thầu, thời gian ký kết hợp đồng và các nội dung cần chuẩn bị khi ký kết.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
“1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
2. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
3. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên nhà thầu trúng thầu;
b) Giá trúng thầu;
c) Loại hợp đồng;
d) Thời gian thực hiện hợp đồng;
đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
6. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Thông tin quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này;
b) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;
c) Kế hoạch hoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thời gian đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm có gì?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ đến giải thể công ty trọn gói cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, không tiến hành thẩm định trong giai đoạn một, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;
Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai đoạn một chỉ tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và tương ứng với những nội dung được hiệu chỉnh về kỹ thuật so với giai đoạn một.
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
– Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
– Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
– Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
– Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.