Xin chào Luật sư X. Tôi năm nay 40 tuổi quê ở Thái Nguyên. Do nhà tôi có kinh doanh chè và số lượng đặt hàng cũng tương đối lớn nên tôi đã chế tạo ra một chiếc máy vò chè để hỗ trợ trong việc kinh doanh. Mọi người xung quanh tôi cảm thấy chiếc máy này rất hữu ích nên khuyên tôi nên đi đăng ký sáng chế. Nhưng tôi nghe nói đăng ký sáng chế rất mất thời gian. Cho tôi hỏi thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu? Mong được tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
- Quyết định 3675/QĐ-BKHCN
Thế nào là sáng chế?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì sáng chế là: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế.
Đăng ký sáng chế là gì?
đăng ký sáng chế không được định nghĩa cụ thể tại bất kỳ một văn bản nào tuy nhiên, có thể hiểu đây là một thủ tục quan trọng để sáng chế được cơ quan có thẩm quyền bảo hộ khi có bất cứ cá nhân, tổ chức nào xâm phạm quyền sáng chế.
Theo đó, cá nhân, tổ chức sở hữu của sáng chế phải thực hiện đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và được Cục này cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế.
Đối tượng nào được quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế?
Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, bao gồm:
– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu?
Để thực hiện đăng ký sáng chế, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các bước được quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN như sau:
Thẩm định hình thức đơn: Tại bước này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký sáng chế về hình thức và đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không hoặc từ chối chấp nhận đơn. Thời gian xử lý ở bước này là 01 tháng.
– Công bố đơn: Sau khi đơn được chấp nhận thì trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn.
– Thẩm định nội dung: Kể từ ngày công bố đơn, nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố hoặc từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định (nộp sau ngày công bố), thẩm định nội dung được thực hiện trong không quá 18 tháng.
– Cấp văn bằng bảo hộ: Kể từ ngày người nộp đơn nộp đơn đầy đủ, đúng hạn thì sẽ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế cho cá nhân, tổ chức trong thời hạn 15 ngày.
– Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ: Việc công bố này thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày ra quyết định trên công báo sở hữu công nghiệp.
Như vậy, căn cứ các bước ở trên, có thể thấy, thời gian từ khi nộp đơn đến khi được công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ đăng ký sáng chế cao nhất là hơn 40 tháng hoặc có thể sớm hơn thì chỉ cần khoảng hơn 23 tháng.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế gồm những gì?
Để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế, hồ sơ cần có các giấy tờ, văn bản sau:
– Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung (02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền);
– Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần: phần mô tả; yêu cầu bảo hộ sáng chế; hình vẽ/sơ đồ (nếu có);
– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký;
– Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đăng ký.
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào?
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế có thể nộp đơn qua hai còn đường: gửi qua bưu điện hoặc nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Thành phố Hà nội và hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ
Cán bộ chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức – kiểm tra về thành phần hồ sơ. Từ việc thẩm định sẽ đưa ra kết luận về tính pháp lý của hồ sơ.
Từ kết quả trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo thuộc hai trường hợp sau:
– Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp thuận đơn đăng ký sáng chế của chủ thể đã nộp đơn;
– Trường hợp hồ sơ không hợp kệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ
Đối với những hồ sơ đã nhận được thông báo chấp thuận của Cục Sở hữu trí tuệ thì sẽ tiếp tục được thẩm định về mặt nội dung. Để được thẩm định về mặt nội dung, chủ thể nộp hồ sơ cần gửi yêu cầu về thẩm định hồ sơ về mặt nội dung. Cục Sở hữu trí tuệ sau khi nhận được yêu cầu sẽ tiến hành việc thẩm định nội dung bằng việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ gồm có:
– Tính mới của đối tượng;
– Trình độ sáng tạo;
– Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng xin được bảo hộ.
Qua việc thẩm định nội dung như trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Sau quá trình thẩm tra nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra hai kết quả như sau:
– Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đủ điều kiện để được bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
– Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng đã thực hiện việc nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bản bảo hộ. Đối tượng được bảo hộ sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhanh chóng
- Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Vĩnh Phúc năm 2021
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thay đổi thông tin công ty… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan duy nhất tại Việt nam tiếp nhận hồ sơ đăng ký sáng chế, xem xét hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
(Địa chỉ: số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chủ sở hữu đăng ký sáng chế có thể lựa nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các địa chỉ nêu trên bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Đối với các tổ chức/cá nhân/công ty nước ngoài và không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, khi tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế bắt buộc phải ủy quyền cho Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký.
Đăng ký sáng chế bao gồm các lệ phí sau:
– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.
– Phí tra cứu: 120.000 đồng.
– Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.
– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
Sáng chế được bảo hộ dưới hai dạng: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó quy định hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với sáng chế cụ thể như sau:
– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.