Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục hành chính nhằm xác lập chủ sở hữu cho thương hiệu của người nộp đơn thông qua việc được Cục sở hữu trí tuệ giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho thương hiệu. Nhãn hiệu được xem là một phần tài sản vô hình của tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân. Chính vì lẽ đó nên việc đăng ký độc quyền nhằm bảo vệ tài sản Sỡ hữu trí tuệ đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Vậy hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra sao? Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu theo quy định pháp luật hiện hành?
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu theo quy định?” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Nhãn hiệu là gì? Tại sao phải cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
- Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì:
- Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai); - Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
- Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
Lưu ý: khi viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Dán mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá 80 x 80mm trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu cần được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ, nếu không mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
Mô tả nhãn hiệu: cần mô tả rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu:
Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;
Các từ ngữ không phải là tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa;
Mô tả dạng hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ;
Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Tên, địa chỉ của tổ chức hay cá nhân nộp đơn theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Liệt kê hàng hóa, dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cần được phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ ( Bảng phân loại Nice) theo thứ tự nhóm từ thấp đến cao.
Lưu ý: pháp lý của tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Mỗi tờ khai đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
Mọi tài liệu của tờ khai đăng ký nhãn hiệu đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác phải được dịch ra tiếng Việt;
Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
Thuật ngữ dùng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký, chủ đơn tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký.
Bước 5: Chủ đơn nhận thông báo cấp bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp bằng
Trường hợp nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ
- Chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
- Trường hợp nhãn hiệu bị từ chối cấp bằng
- Khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu theo quy định?
Để trả lời cho câu hỏi Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu thì trước tiên, cần căn cứ vào quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 về thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:
Thẩm định về hình thức
Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;
Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ
Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.
Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung
Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;
Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng bởi các lý khách quan như:
- Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.
- Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những điều cần lưu ý
- Thủ tục đăng ký tạm cho xe mới mua như thế nào?
- Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định năm 2023
- Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế gồm những gì?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu theo quy định?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là giải thể công ty Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời gian bảo hộ sáng chế. Trong khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn thì bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Do đó nhãn hiệu sau khi được cấp bằng phải được sử dụng.
Xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích khác biệt hoá sản phẩm hoặc bản thân doanh nghiệp với cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn.