Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Mỹ Hằng, tôi hiện đang làm giáo viên cho một trường công lập ở Hà Nội. Mấy năm nay tôi phát hiện mình mắc bệnh nan y nên sức khỏe giảm sút rất nhanh, cũng vì đó mà việc giảng dạy của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Sau một hồi suy nghĩ kĩ thì tôi quyết định sẽ xin thôi việc để tập trung vào việc điều trị bệnh cũng như giữ gìn sức khỏe. Từ đây tôi có quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thôi việc của bản thân, nhất là về thời gian chi trả trợ cấp này đối với viên chức như tôi được quy định ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thời gian chi trả trợ cấp thôi việc cho viên chức như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Vấn đề liên quan tới “Thời gian chi trả trợ cấp thôi việc cho viên chức như thế nào?” sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mong chị cũng như các độc giả khác đón đọc:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
- Nghị định 115/2020/NĐ-CP
Mức trợ cấp thôi việc đối với viên chức hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định pháp luật hiện hành, công chức khi thôi việc sẽ được hưởng trợ cấp tùy thuộc vào thời gian làm việc khác nhau của mỗi người, vậy mức trợ cấp đó như thế nào thì căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
“Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc
1. Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;
c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;
d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2. Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
…”
Như vậy, theo các quy định trên thì viên chức thôi việc được hưởng mức trợ cấp thôi việc như sau: Trợ cấp thôi việc = 1/2 Tháng lương hiện hưởng
Theo đó, đối với viên chức có thời gian công tác từ 01/01/2009 đến nay sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian chi trả trợ cấp thôi việc cho viên chức như thế nào?
Nhằm giúp cho mỗi người lao động chủ động hơn trong việc hưởng trợ cấp thôi việc thì chúng tôi sẽ giải đáp về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP dưới đây. Trong đó:
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Cụ thể:
+ Thời gian làm việc thực tế gồm: Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động và thời gian bị tạm đình chỉ công việc
+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng);
+ Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
Thủ tục giải quyết thôi việc cho viên chức như thế nào?
Người lao động là viên chức muốn thôi việc thì cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, bởi khi thực hiện các thủ tục đó thì quyền lợi sau khi nghỉ việc của người lao động mới được đảm bảo. Đầu tiền là về thủ tục giải quyết thôi việc cho viên chức có hợp đồng lao động xác định thời hạn, tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục giải quyết thôi việc như sau:
– Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo Mục 4.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
– Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Phía trên là trường hợp có hợp đồng lao động xác định thời hạn, vậy về thủ tục giải quyết thôi việc cho viên chức có hợp đồng lao động không xác định thời hạn như thế nào, thì tại khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định về thủ tục giải quyết thôi việc với viên chức có hợp đồng lao động không xác định thời hạn như sau:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày;
Trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thời gian chi trả trợ cấp thôi việc cho viên chức như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ giá tách thửa đất,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc báo trước bao nhiêu ngày?
- Nghỉ việc không báo trước 30 ngày có được không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
“Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có xác định chế độ khác đối với công chức thôi việc như sau:
Chế độ khác
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 5 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc
…
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, ngoài trợ cấp thôi việc, công chức, viên chức còn được hưởng chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
Hình thức thông báo thôi việc của viên chức tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010, sửa đổi 2019 như sau:
Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp (1), (2), (3), (5), (6);
Ít nhất 30 ngày đối với trường hợp (4).