Bảo hành là hoạt động được thực hiện để duy trì khả năng hoạt động của những đồ vật hay công trình xây dựng. Một trong những công trình thường được bảo hành thường xuyên phải kể đến là những công trình đường giao thông. Ai cũng sẽ phải tham gia giao thông hàng ngày chính vì vậy việc bảo hành đối với những công trình là rất quan trọng. Với tần suất sử dụng lớn thì việc thời gian bảo hành dành cho công trình đường giao thông cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Có những công trình giao thông vì không được bảo hành đúng hạn nên đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhiều người dân. Nắm bắt được thời gian bảo hành công trình đường giao thông sẽ giúp bạn kịp thời phản ánh những sai phạm, chậm trễ xung quanh vấn đề này. Vậy mời bạn đón đọc bài viết “Thời gian bảo hành công trình đường giao thông” dưới đây của Luật sư X để có thêm thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 2920/QĐ-BGTVT
- Luật Xây dựng 2014
Yêu cầu về bảo hành công trình đường giao thông
Giống như việc bảo hành các công trình khác thì bảo hành đường giao thông cũng có những yêu cầu nhất định. Yêu cầu là những điều cần phải làm được khi bảo hành công trình đường giao thông. Đầu tiên là việc bảo hành công trình xây dựng sẽ do chủ đầu tư thực hiện để đảm bảo những yếu tố về kỹ thuật khi bảo hành công trình đường giao thông. Thứ hai tuỳ vào điều kiện cụ thể và những thoả thuận trong hợp đồng mà chủ đầu tư có thể thoả thuận với các cơ quan quản lý tuyến đường giao thông về thời hạn bảo hành đối với công trình này. Ngoài ra, những yêu cầu cụ thể về bảo hành công trình đường giao thông được quy định như sau.
Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng như sau:
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
– Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng.
– Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình.
– Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
– Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
+ Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo thời hạn trên để áp dụng.
– Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
– Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
+ 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
+ 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
+ Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu nêu trên để áp dụng.
Thời gian bảo hành công trình đường giao thông
Công trình giao thông là loại công trình đặc biệt vì thời gian sử dụng kéo dài. Mật độ tham gia giao thông càng cao thì mức độ hỏng hóc đối với công trình này càng lớn. Đặc biệt là các công trình tại những thành phố lớn, khi mà mật độ sử dụng vượt cao gấp 3-4 lần mức độ chịu đựng của công trình xây dựng. Điều này khiến nhiều cung đường ở các thành phố lớn tồn tại rất nhiều ổ gà, ổ vịt ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân. Thời gian bảo hành công trình đường giao thông thường rơi vào từ 24-48 tháng tuỳ vào từng công trình đường khác nhau mà khoảng thời gian bảo hành này có sự thay đổi nhất định. Quy định cụ thể về vấn đề này mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
Thời gian bảo hành và mức tiền bảo đảm bảo hành công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Quyết định 2920/QĐ-BGTVT năm 2015 Quy định nâng cao trách nhiệm bảo hành đối với dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư, cụ thể như sau:
Thời gian bảo hành công trình được tính kể từ khi các bên ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định, Thời gian bảo hành và mức tiền bảo đảm bảo hành công trình phải tuân theo quy định sau:
– Công trình cấp đặc biệt và cấp I: Thời gian bảo hành là 48 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 3% giá trị hợp đồng.
– Công trình cấp II: Thời gian bảo hành là 42 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 5% giá trị hợp đồng.
– Công trình các cấp còn lại: Thời gian bảo hành là 24 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 5% giá trị hợp đồng.
Thời gian bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng giữa Chủ đầu tư, Ban QLDA và Nhà thầu thi công nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, vận hành thử nghiệm và được nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định.
Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được Nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời gian bảo hành và mức tiền bảo đảm bảo hành của các hạng mục công trình này có thể tăng lên so với những quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở thỏa thuận giữa Chủ đầu tư, Ban QLDA với Nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thời gian bảo hành và mức tiền bảo đảm bảo hành công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2920/QĐ-BGTVT.
Xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình đường giao thông
Nhiều trường hợp khi thực hiện bảo hành công trình đường giao thông đã để xảy ra nhiều sai phạm. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đường giao thông và bộ mặt đô thị của các địa phương. Chính vì vậy để ngăn chặn và giảm bớt những sai phạm xoay quanh vấn đề này pháp luật đã đưa ra những quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hành công trình dường giao thông. Hiện nay việc vi phạm hành chính trong bảo trì công trình đường giao thông sẽ chịu xử phạt về mặt hành chính. Thường mức phạt sẽ giao động từ 10.0000.000 đến 60.000.000. Cụ thể vấn đề này mời bạn xem qua thông tin dưới đây.
Hành vi vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì, khai thác, sử dụng công trình xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 20 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xác định thời gian bảo hành công trình không đủ theo thời gian quy định của pháp luật;
b) Không phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;
c) Không tổ chức giám sát, nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng.
Thứ hai, mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành của nhà thầu;
b) Không tổ chức lập quy trình bảo trì công trình xây dựng hoặc không thực hiện bảo trì công trình theo đúng quy trình được duyệt;
c) Không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm theo quy định;
d) Không lập hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định;
đ) Không bàn giao, bàn giao chậm hoặc bàn giao không đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt cho chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình;
e) Không lập dự toán chi phí bảo trì trong kế hoạch bảo trì được duyệt theo quy định đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP.
Thứ ba, mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình đối với công trình đã hết tuổi thọ theo thiết kế quy định;
b) Không thực hiện quan trắc công trình theo quy định;
c) Sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đã hết hiệu lực để thực hiện bảo trì;
d) Không tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình hoặc không gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
đ) Không thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa, áp dụng biện pháp khẩn cấp hoặc báo cáo theo quy định khi phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
e) Không thực hiện một trong các nội dung sau: gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình, không báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với cơ quan có thẩm quyền đối với công trình hết thời hạn sử dụng;
g) Không tổ chức phá dỡ công trình tạm khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện giám sát, nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành của nhà thầu với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc lập quy trình bảo trì hoặc thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc lập kế hoạch bảo trì xây dựng công trình hằng năm theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
e) Buộc lập hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
g) Buộc chủ đầu tư phải bàn giao đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
h) Buộc chủ sở hữu, đơn vị quản lý và sử dụng công trình thực hiện lập dự toán chi phí bảo trì trong kế hoạch bảo trì được duyệt theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
i) Buộc tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình hoặc buộc gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
k) Buộc thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa, áp dụng biện pháp khẩn cấp hoặc buộc báo cáo theo quy định khi phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
l) Buộc thực hiện gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình, báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với cơ quan có thẩm quyền với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
m) Buộc chủ đầu tư phá dỡ công trình tạm theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu cam kết bảo hành của nhà thầu mới – Tải xuống miễn phí
- Thủ tục khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Quy định mới về bảo hành công trình xây dựng như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật xây dựng đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thời gian bảo hành công trình đường giao thông“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến soạn thảo luật về tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian bảo hành công trình được tính kể từ khi các bên ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định, Thời gian bảo hành và mức tiền bảo đảm bảo hành công trình phải tuân theo quy định sau:
– Công trình cấp đặc biệt và cấp I: Thời gian bảo hành là 48 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 3% giá trị hợp đồng.
– Công trình cấp II: Thời gian bảo hành là 42 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 5% giá trị hợp đồng.
– Công trình các cấp còn lại: Thời gian bảo hành là 24 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 5% giá trị hợp đồng.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình và các Nhà thầu khác có liên quan thực hiện những nội dung sau:
a) Trong thời gian bảo hành công trình, Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm khẩn trương sửa chữa, khắc phục triệt để các hư hỏng, khiếm khuyết của công trình phát sinh do lỗi của Nhà thầu gây ra trong vòng hai mươi mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của Chủ đầu tư, Ban QLDA và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành; trong khoảng thời gian này, nếu Nhà thầu không tiến hành bảo hành hoặc chậm trễ trong việc thực hiện bảo hành thì Chủ đầu tư, Ban QLDA có quyền sử dụng tiền bảo đảm bảo hành để ký hợp đồng với các đơn vị khác thực hiện sửa chữa, khắc phục.
b) Trong thời gian bảo hành công trình, Nhà thầu thi công xây dựng công trình có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết của công trình phát sinh không phải do lỗi của Nhà thầu gây ra hoặc các hư hỏng, khiếm khuyết do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.
c) Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi Chủ đầu tư, Ban QLDA để được xác nhận hoàn thành bảo hành công trình và được giải phóng bảo lãnh hoặc hoàn trả lại tiền bảo đảm bảo hành.
d) Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, nếu công trình xảy ra hư hỏng, khiếm khuyết về chất lượng do lỗi của mình gây ra, Nhà thầu thi công xây dựng và các Nhà thầu khác có liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết của công trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm, các Nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định.
a) Trong quá trình thực hiện, các Chủ đầu tư, Nhà đầu tư, Tổng công ty, Ban QLDA kịp thời báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT các tranh chấp về chất lượng công trình trong thời gian bảo hành (nếu có) để xử lý theo quy định.
b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam giải quyết các tranh chấp về chất lượng công trình trong thời gian bảo hành thuộc thẩm quyền.
c) Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông chủ trì tham mưu giải quyết các tranh chấp về chất lượng công trình trong thời gian bảo hành thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT.