Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi nó có thể bóp méo thị trường, làm thay đổi cơ cấu “cung”, thao túng “cầu”, vi phạm giá trị điều tiết của thị trường theo quy luật cung cầu, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác, người tiêu dùng và toàn bộ thị trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh, thường được gọi là thỏa thuận ngang, là thỏa thuận gián tiếp hoặc trực tiếp hạn chế hoạt động độc lập của đối thủ cạnh tranh, bao gồm liên doanh, công ty quảng cáo và tiếp thị, từ hoạt động môi giới chứng khoán đến ấn định giá và đấu thầu gian lận. Vậy Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì theo quy định? Cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Cơ sở pháp lý
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018, quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong trường hợp nào?
Theo Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong các trường hợp cụ thể sau:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường
Như vậy, tùy thuộc vào chủ thể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cũng như mức độ tác động đến thị trường mà hành vi có thể bị cấm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để xác định doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan có thể dựa trên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Cạnh tranh 2018, cụ thể:
“1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
(1) Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
Căn cứ Điều 22 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về một trong các hành vi sau đây:
+ Không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu;
+ Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;
+ Che giấu, tiêu hủy các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu.
(2) Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh
Căn cứ Điều 23 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra;
+ Gây rối tại phiên điều trần.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì theo quy định?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề Đăng ký thương hiệu cho cá nhân….. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 32 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về nơi nộp tiền phạt như sau:
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ Điều 24 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 14 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia.
Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.