“Dự án mở rộng sản xuất Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 được Chính phủ phê duyệt năm 2005, tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Biết rõ nhà thầu; Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng; đề nghị các điều khoản vô căn cứ, lãnh đạo TISCO vẫn ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng; tăng hơn 4.200 tỷ đồng; chấp nhận nhà thầu phụ VINAINCON không đủ năng lực. Hậu quả, dự án quá thời hạn gần 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành, gây thất thoát hơn 830 tỷ đồng.” Hành vi của lãnh đạo TISCO là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Vậy Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Căn cứ pháp lí
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi của lãnh đạo TISCO là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Là hành vi trái pháp luật. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự.
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là gì
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó.
Cấu thành tội phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Chủ thể của tội phạm
Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Chủ thể của tội phạm này là người được giao nhiệm vụ (tức là người có trách nhiệm) trực tiếp quản lý tài sản, có thể là người có chức vụ quyền hạn hoặc chỉ là nhân viên bình thường như thủ kho, thủ quỹ, lái xe.
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội nêu trên; xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng các tài sản; mà giao hoặc cấp phát cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội trực tiếp quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
+ Về hành vi: Có hành vi không thực hiện (không hành động) đầy đủ; các biện pháp quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình.
Tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; bị mất mát, hư hỏng, lãng phí phải thuộc sự quản lý trực tiếp của người phạm tội; như thủ kho, thủ quỹ hoặc người khác được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp tội phạm.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản (hay không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình) với hậu quả là đê mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Trường hợp người có nhiệm vụ quản lý trực tiếp tài sản; đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản; thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình; mà vẫn bị mất mát, hư hỏng, lãng phí do những nguyên nhân khách quan; thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì không có mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nêu trên (ví dụ: thủ kho đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống cháy nổ nhưng vì nguyên nhân bị sét đánh kho vẫn bị cháy…)
+ Về giá trị tài sản. Giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra; phải từ 50.000.000 đồng trở lên; mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo đó Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; được quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự
Có các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản; của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm; mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 3
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trị giá từ 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
So sánh Tội vô ý gây thiệt hại và Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt tài sản của Nhà nước?
Khái niệm “Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp“:
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản; của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước; đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản; thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình; làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó.
Khái niệm “Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản“:
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được hiểu là hành vi do cẩu thả; hoặc vì quá tự tin gây ra thiệt hại về tài sản của người khác.
Điểm giống nhau của hai tội này:
- Cả hai tội đều xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, có khách thể là quyền sở hữu tài sản; đều gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
- Cả hai tội có cấu thành vật chất. Tội phạm đều được coi là hoàn thành từ khi gây ra thiệt hại vật chất, theo quy định của điều luật về giá trị tài sản bị thiệt hại.
- Hai tội đều được thực hiện do hình thức lỗi vô ý.
Điểm khác nhau của hai tội như sau:
- Tính chất tài sản: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; còn tội vô gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản; không bắt buộc phải là tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Chủ thể: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản; có chủ thể là người giữ chức vụ liên quan đến tài sản; có trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà nước theo quy định của pháp luật; hoặc theo sự phân công của cơ quan, đơn vị. Chủ thể tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là bất kỳ người nào; đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy hành vi Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ và đi tù có thời hạn cao nhất là 10 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phân tích tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự hiện hành
- Trách nhiệm của cha mẹ khi con gây ra thiệt hại theo quy định pháp luật
- Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù“ . Nếu có thắc mắc hoặc những vấn đề pháp lý vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật; hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 180 Bộ luật Hình sự quy định: 1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo Điều 179 Bộ luật Hình sự quy định: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.