Hiện nay trong các ngành sản xuất, trong các doanh nghiệp phân phối hay sản xuất sẽ thường bắt gặp thuật ngữ cạnh tranh không hoàn hảo, khi các doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để chi phối giá cả sản phẩm trên thị trường. Đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Vậy chi tiết thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là gì? Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo có những dặc điểm gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là gì?
“Thị trường” là thuật ngữ được dùng để mô tả bất kỳ nơi nào mà người mua và người bán gặp nhau (có thể là gặp nhau trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba) để tiến hành giao dịch. Có ba loại cấu trúc thị trường gồm: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền. Trong đó, cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế và phổ biến hơn hẳn.
Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trải dài từ đời sống sinh hoạt hàng ngày đến các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, … Trong khoa học kinh tế, cạnh tranh có nhiều cách hiểu khác nhau, song có thể hiểu khái quát đấy là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo càng nhiều khách hàng về phía mình càng tốt. Cạnh tranh có thể xuất hiện giữa nhiều chủ thể kinh doanh với nhau, cũng có thể xuất hiện giữa người bán với người mua và cũng có thể xảy ra trong các đối tượng mua hàng với nhau.
Theo Từ điển kinh tế học, cạnh tranh không hoàn hảo là một dạng cạnh tranh, trong thị trường đó, các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn. Trên thực tế, hình thức cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường, ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành của nền kinh tế. Nếu như trong cạnh tranh hoàn hảo, không có ai có đủ khả năng chi phối thị trường, thì trong cạnh tranh không hoàn hảo, do các điều kiện để sự hoàn hảo tồn tại không đầy đủ nên mỗi thành viên của thị trường đều có một mức độ quyền lực nhất định đủ để tác động đến giá cả của sản phẩm. Tùy từng biểu hiện của hình thức cạnh tranh này mà cách thức tác động đến giá cả sẽ là khác nhau.
Theo đó, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo được hiểu là những thị trường mà trong đó cạnh tranh hoàn hảo không được đảm bảo vì ít nhất có một người bán hoặc người mua tương đối lớn, đủ để tác động đến giá cả thị trường. Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo có sự can thiệp của Nhà nước và các tổ chức độc quyền.
Đặc điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo được hiểu là thị trường không có các điều kiện của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tức là, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo không có các điều kiện, tiêu chí sau:
– Các công ty bán sản phẩm giống hệt nhau;
– Các công ty không thể tác động đến giá mà họ tính cho các sản phẩm này;
– Thị phần không ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm;
– Mọi người đều được biết thông tin như nhau;
– Các công ty có thể tham gia hoặc thoát khỏi thị trường mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào.
Ta nhận thấy, trên thị trường thực tế, có rất ít doanh nghiệp có thể hoạt động theo các tiêu chí của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Nếu có thì có thể là các nhà kinh doanh chuyên cung cấp tại chợ nông dân. Và khi không đáp ứng các điều kiện, tiêu chí trên thì thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hình thành.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là một cơ hội “béo bở”, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp bán các sản phẩm và dịch vụ khác nhau thì có quyền đặt ra mức giá riêng của họ, phải đấu tranh giành lại thị phần của thị trường và thường được bảo vệ bởi hơn so với các công ty mới tham gia thị trường.
Theo đó, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sẽ có những đặc điểm nổi bật như sau:
– Có những sự hấp dẫn hơn về hàng hóa và về con người
Trong thực tế kinh doanh, mặc dù hàng hóa đem ra rao bán là giống nhau nhưng giữa các doanh nghiệp cùng bán một loại hàng hóa thì có thể khác nhau về các yếu tố như: bao bì hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, cách lắp đặt, hình thức thanh toán, phong cách bán hàng, thời gian bán hàng … Chính những sự khác nhau này đã tạo nên những sự hấp dẫn riêng biệt của từng doanh nghiệp. Điều này đã lý giải được vì sao cùng một loại hàng hóa nhưng có những người thích mua ở công ty sản xuất này, ở cửa hàng này mà không thích mua ở công ty sản xuất khác, cửa hàng khác.
– Thiếu cái nhìn tổng quát và đầy đủ về thị trường
Đối với người bán hàng hóa, điều này có thể hiểu là họ không có được thông tin đầy đủ về giá và lượng tiêu thị của những người bán khác khi các bên cùng bán một loại hàng hóa. Bên cạnh đó, người bán cũng không có khả năng biết được đường cầu của riêng mình.
Đối với người mua hàng hóa thì điều này có nghĩa là họ không thể đánh giá đầy đủ và có cái nhìn khách quan về chất lượng hàng hóa được chào bán. Họ cũng không có được lượng thông tin một cách đầy đủ về giá cả của những người bán khác bán cùng một loại hàng hóa với loại hàng hóa mà họ được chào mời.
– Tốc độ phản ứng của các thành viên trước những thay đổi của tín hiệu thị trường
Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, trước những thay đổi của các thông tin như giá cả hàng hóa, của lượng cung ứng hàng hóa, lượng nhu cầu của khách hàng… thì không phải doanh nghiệp nào cũng đều có thể nằm bắt ngay được sự thay đổi đó, cũng như khó có doanh nghiệp nào cũng đều phản ứng ngay lập tức được. Sự tiếp nhận thay đổi thông tin thị trường và giải quyết sự thay đổi đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần một thời gian nhất định.
Các doanh nghiệp trong thị trường này có hai vai trò, vừa là người cung ứng hàng hóa, vừa là người mua hàng hóa. Do vậy, sự không hoàn hảo của thị trường có thể tác động đến cả hai vai trò này của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách để có thể phát huy những mặt tích cực của thị trường, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo này.
Các hình thức của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Tùy theo số lượng các doanh nghiệp, quy mô của các doanh nghiệp, quyền kiểm soát giá cả cũng như điều kiện gia nhập và rút lui của các doanh nghiệp tham gia thị trường này thì thị trường cạnh tranh không hoàn hảo được sử dụng để thể hiện bất kỳ một hình thái thị trường không hoàn hảo nào, dưới các dạng hình thức như sau:
Một là, độc quyền thuần túy
Độc quyền thần túy bao gồm:
– Độc quyền bán: Là thị trường mà chỉ có một người bán một mặt hàng, một loại sản phẩm.
– Độc quyền mua: Là thị trường mà chỉ có một người mua một mặt hàng, một loại sản phẩm.
Hai là, độc quyền nhóm
Trong độc quyền nhóm, hình thức cạnh tranh được tồn tại trong một số ngành. Trong một số ngành đó chỉ tồn tại một số ít doanh nghiệp tham gia và mỗi doanh nghiệp đều nhận thức được rằng giá cả hàng hóa của mình bị chi phối bởi năng suất của chính doanh nghiệp đó và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Ở mô hình độc quyền nhóm, điều đáng quan tâm không phải là tính thuần nhất của hàng hóa mà chỉ quan tâm đến một số vấn đề sau: số lượng thành viên tham gia thị trường, đặc thù công nghệ của một số ngành sản xuất, quy mô sản xuất tối thiểu có dạt được hiệu quả lớn đến mức không phải ai cũng có thể đáp ứng hay không. Chỉ một số lượng nhỏ doanh nghiệp với tiềm lực tài chính và khả năng về công nghệ có thể tham gia đầu tư, ví dụ như sản xuất ôtô, sắt, thép, cao su, xi măng, … Khi đó, sự thay đổi về giá cá của mỗi doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác và ngược lại. Ngoài ra, việc thay đổi sản lượng của doanh nghiệp cũng sẽ tác động trực tiếp đến mối quan hệ cung cầu của hàng hóa đó và tác động đến sự thay đổi của giá cả hàng hóa. Độc quyền nhóm bao gồm:
– Độc quyền nhóm bán: Là thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người bán.
– Độc quyền nhóm mua: Là thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.
Ba là, cạnh tranh mang tính độc quyền
Là thị trường có nhiều người bán nhưng mỗi người bán – doanh nghiệp đều tìm cách làm cho hàng hóa của mình trở nên khác biệt. Sản phẩm hoặc dịch vụ được chào bán trong một cuộc cạnh tranh độc quyền là những sản phẩm gần nhau và có thể thay thế cho nhau nhưng không thể thay thế hoàn toàn. Do đó, các doanh nghiệp có hàng hóa giống nhau này luôn nỗ lực thực hiện cá biệt hóa hàng hóa của mình. Sự thành công trong việc dị biệt hóa sản phẩm phải phù hợp với sự đa dạng và sự thay đổi của nhu cầu thị trường để quyết định được mức độ độc quyền và thành công của doanh nghiệp. Các tiêu chí được sử dụng để phân biệt các loại hàng hóa giống nhau có thể là: mẫu mã, bao bì, chất lượng, nhãn hiệu, dịch vụ bán hàng, thời gian bán hàng, giá cả…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Gây tai nạn giao thông đường thủy có bị phạt tù theo quy định pháp luật?
- 16 tuổi có được làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa không?
- Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định năm 2023
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo giúp cho thị trường được đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khách nhau phù hợp với từng nhu cầu và mức thu nhập khác nhau của các đối tượng người tiêu dùng. Đồng thời, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo cũng giúp tăng mức lợi nhuận của từng doanh nghiệp khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khác cùng tham gia thị trường. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu và phát triển hàng hóa (sản phẩm và dịch vụ), phát triển công nghệ mới được chú trọng, đặc biệt là trong các ngành dược phẩm, thực phẩm, tiêu dùng, …
– Tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là rất lớn. Điều này có thể khiến cho các doanh nghiệp muốn được lợi nhiều thì họ sẽ nghĩ đến những mánh khóe xấu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
– Các hàng hóa được bán trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì tương tự nhau, giống nhau nhưng giá cả của các loại hàng hóa tương tự nhau thì lại khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng vì cùng một loại hàng hóa nhưng để lựa chọn hàng hóa mà mình thích nhưng có giá thành cao hơn thì phải bỏ ra khoản tiền lớn hơn để mua hàng hóa đó.
– Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì vấn đề quảng cáo được sử dụng triệt để nên thông tin hàng hóa không được toàn diện, dẫn đến trường hợp người tiêu dùng có thể bị đnah lừa. Chi phí cho việc quảng cáo thường sẽ được cộng vào giá thành của sản phẩm, dịch vụ.
Theo Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018, chính sách của nhà nước về cạnh tranh là:
– Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
– Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.