Những khi mất giấy tờ, đặc biệt là mất chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay bằng lái xe máy thì việc xin cấp lại giấy tờ mới là vấn đề rất khó khăn và nhiều phiền phức. Quá trình thủ tục cấp lại giấy tờ làm chúng ta mất thời gian chờ đợi, mất thời gian đi lại và ảnh hưởng nhiều đến công việc. Điều này đặc biệt gây phiền phức khi bạn làm những ngành nghề cần đến phương tiện giao thông như tài xế, xe ôm, vận chuyển,… Bên cạnh đó, có những người sẽ cần phải thi bằng lái xe. Tuy nhiên, có những người thi không đỗ và phải thi lại. Nếu không, họ sẽ không có bằng lái xe và khi tham gia giao thông có thể bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Vậy thi lại bằng lái xe máy mất bao nhiêu tiền? Thời gian thi lại bằng lái xe A1 là bao lâu? Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy bị mất ra sao? Xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng quý bạn đọc sẽ biết thêm được nhiều thông tin hữu ích qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm bằng lái xe máy
Giấy phép lái xe máy thường được gọi là bằng lái xe máy là loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người đủ điều kiện điều kiển phương tiện giao thông (cụ thể là xe mô tô) thông qua kỳ thi sát hạch theo quy định. Giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc phải có của người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông.
Khi người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông mà không có bằng lái theo quy định thì hành vi này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy từng trường hợp mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định.
Hiện nay, đối với loại xe mô tô, pháp luật có quy định về các loại bằng lái như sau:
– Hạng A1 cấp cho:
+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông
Khi tham gia giao thông một trong những điều kiện bắt buộc của người điều khiển phương tiện giao thông là phải có bằng lái xe theo quy định. Đồng thời, người điều khiển phương tiện giao thông phải cung cấp được bằng lái xe tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Trong trường hợp khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có bằng lái hoặc không xuất trình được bằng lái tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể mức xử phạt được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 11 Nghị định 123/2022/NĐ-CP) như sau:
– Đối với hành vi điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt với mức từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 21.
– Đối với hành vi không có giấy phép lái xe tại Khoản 5, Khoản 7 Điều 21 có quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).”
Ngoài ra, tùy vào hành vi vi phạm tại Khoản 5, Khoản 7 Điều 21 nêu trên còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tịch thu giấy phép lái xe không hợp lệ và bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn từ 01 đến 03 tháng.
Phân loại các trường hợp mất bằng lái xe máy
Để biết được thủ tục làm lại bằng lái xe máy mất bao nhiêu tiền thì bạn cần biết được mình đang nằm trong trường hợp nào. Mỗi trường hợp sẽ mất chi phí và thời gian đợi khác nhau.
Nhìn chung, hầu hết các trường hợp mất bằng sẽ nằm trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Mất bằng nhưng còn hồ sơ gốc thì chỉ cần liên hệ các phòng ban thuộc sở GTVT để xin cấp lại và nộp các giấy tờ liên quan như đơn xin cấp lại bằng lái xe, CMND, HKTT, hồ sơ gốc tương ứng với bằng lái xe.
- Trường hợp 2: Mất bằng lái và không còn hồ sơ gốc thì phải đăng ký thi lại và cấp lại bằng lái mới.
- Trường hợp 3: Mất bằng lái xe và quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng – dưới 1 năm thì phải nộp lại tiền để sát hạch lý thuyết.
- Trường hợp 4: mất bằng lái xe máy và quá thời hạn sử dụng trên 1 năm thì bắt buộc phải sát hạch lại cả lý thuyết và thi thực hành thì mới được cấp lại bằng lái xe mới.
Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy bị mất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe bị mất
Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng
Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
– Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe.
Trường hợp bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên
Người có Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
– Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
– Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Người lái xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:
– Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); Hộ chiếu còn thời hạn (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
– Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
– Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
Khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí cấp lại bằng lái xe
Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định cụ thể lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất như sau:
– Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.
– Phí sát hạch lái xe:
+ Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.
+ Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận bằng lái xe cấp lại
Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.
Như vậy, việc làm thủ tục cấp lại bằng lái xe bị mất là bắt buộc đối với mọi tài xế. Theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng – 04 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe máy, ô tô mà không có Giấy phép lái xe.
Thi lại bằng lái xe máy mất bao nhiêu tiền?
Thi bằng lái xe A1 tuy không quá khó nhưng đối với nhiều người như nữ giới yếu tâm lý thì khả năng trượt vẫn rất lớn. Do đó, phí thi lại bằng lái xe A1 cần những gì sẽ được đề cập dưới đây để bạn đọc chuẩn bị cho mình.
Theo quy định, những người thi trượt lái xe máy ở phần lý thuyết hay thực hành đều phải đóng thêm tiền thi lại, cụ thể là 100.000 VND. Trường hợp thi lại bằng lái xe A1 bao nhiêu lần thì khoảng 2-3 lần là phí thi lại sẽ lên đến 150.000 VND. Thí sinh có thể đóng số tiền này ngay tại bãi thi sát hạch hoặc đóng tại trung tâm mà mình theo học.
Trường hợp thi trượt phần lý thuyết lái xe A1
Để thi sát hạch bằng lái xe máy A1 thì lệ phí mà thí sinh phải nộp là 40.000 VND cho phần lý thuyết. Nếu không đủ điểm đậu lý thuyết thì thí sinh bắt buộc phải thi lại vào lần sau. Do đó, bạn nên liên hệ ngay với người làm hồ sơ để đăng ký thi lại bằng lái xe A1 ở khóa gần nhất.
Thường thì nguyên nhân thi trượt lý thuyết là do có nhiều người lớn tuổi, không rành thi trên máy tính. Lời khuyên cho những người sắp thi bằng lái xe A1 là hãy ôn tập kỹ những câu hỏi trắc nghiệm bằng những phương pháp sau:
- Đọc lướt từng câu hỏi và trả lời theo ý kiến của mình, sau đó dò lại từng kết quả.
- Nhờ ai đó đọc câu hỏi và các đáp án để cho bạn chọn.
- Nếu tham gia học thi bằng lái xe A1 tại những trung tâm uy tín thì bạn sẽ được cấp phần mềm thi thử trắc nghiệm để làm quen trước khi thi thực tế.
Trường hợp mà bạn phải thi lại bằng lái xe A1 thì hãy tập trung ôn tập kiến thức lý thuyết tốt hơn nhé.
Trường hợp thi trượt phần thực hành lái xe A1
Về phí thi lái xe bằng A1 phần thực hành thì thí sinh sẽ đóng 50.000 VND và nếu chẳng may thi trượt thì bắt buộc phải thi lại như phần lý thuyết.
Do đó, hãy liên hệ với người làm hồ sơ để đăng ký phí thi lại bằng lái xe A1 ở lần sau. Nhiều thắc mắc thi trượt thực hành lái xe có được bảo lưu lý thuyết không thì câu trả lời là có, thí sinh chỉ cần thi lại thực hành vì phần lý thuyết đã được bảo lưu buổi thi trước. Nếu vượt qua được bài thi thì thí sinh sẽ đóng thêm 135.000 VND để làm bằng.
Nguyên nhân mà nhiều người thi trượt thực hành là bởi vì mắc phải nhiều lỗi nhỏ để bị trừ hết điểm. Do đó trước khi thực tế thì thí sinh cần phải tập luyện nhiều tại các sân bãi của các trung tâm mà mình theo học để nâng cao tự tin và vững tay lái hơn.
- Luyện tập cách lái xe đi đúng đường, đúng hình quy định.
- Nên lái xe với số 2 để không bị giật hay yếu ga làm tắt máy.
- Nên tập luyện lái xe máy từ 30-45 phút mỗi ngày.
Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để vượt qua kỳ thi sát hạch trong một lần, tránh phải thi lại bằng lái xe A1 mất thời gian.
Thời gian thi lại bằng lái xe A1 là bao lâu?
Trường hợp mà thí sinh liên hệ đăng ký thi lại A1 ngay tại bãi sát hạch thì người phụ trách sẽ thông báo trực tiếp thời gian cụ thể. Lúc này, trung tâm đào tạo lái xe mà bạn theo học sẽ không còn trách nhiệm nữa nên khi nhận bằng thì thí sinh phải tự lên sân sát hạch để lấy.
Do đó, tốt nhất là nên trở về trung tâm đào tạo lái xe để đăng ký, đóng tiền thi lại. Tại đây, hồ sơ của thí sinh vẫn được bảo lưu và mọi thông báo liên quan đến lịch thi, thời gian thi sẽ được trung tâm theo dõi và gửi ngay đến.
Có nhiều người đã đăng ký thi lại bằng lái xe A1 tại sân sát hạch nhưng không thông báo với trung tâm nên dẫn đến tình trạng chờ đợi lịch thi, thời gian thi quá lâu, sau đó mới tìm đến trung tâm để hỏi. Lưu ý là trung tâm không còn trách nhiệm trong vấn đề này.
Về thắc mắc thời gian thi lại bằng A1 thì sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-3 tuần, kể từ ngày đăng ký thi lại. Nguyên nhân là bởi vì số lượng hồ sơ thi lại ít nên phải mất nhiều thời gian rút hồ sơ tại Sở GTVT khiến cho thời gian bị kéo dài đến vài tuần.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thi lại bằng lái xe máy mất bao nhiêu tiền?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề đăng ký thủ tục ly hôn online. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Rất nhiều người thi trượt bằng lái xe máy A1 mà mất kiên nhẫn, chán nản nên đã tìm đến những lời chào mời hấp dẫn “cung cấp bằng lái máy thật, bao hồ sơ gốc không cần thi”. Tuy nhiên, điều này được xếp vào hành động trái pháp luật vì không có loại GPLX thật nào được cấp mà không trải qua kỳ thi sát hạch.
Mỗi thí sinh trước khi thi đều sẽ được chụp ảnh để làm số báo danh và in trên GPLX, sau đó điểm bài thi sẽ được chuyển về máy chủ của Sở GTVT để tránh tình trạng thi giùm hay chạy điểm lấy bằng.
Việc sử dụng GPLX giả không được khuyến khích vì rất dễ bị CSGT phát hiện và phạt nặng. Hiện nay, GPLX đã được chuyển sang thể loại thẻ từ để dễ quản lý và có thể quét mã để xác nhận. Bạn có thể mua được một tấm bằng lái xe chỉ với giá từ 800.000 đến 1.000.000 VND, tuy nhiên đây là hành động không đúng với pháp luật, có thể truy xét trách nhiệm hình sự.
Thời hạn sử dụng của bằng lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải như sau:
– Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn;
– Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam). Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): người từ đủ 18 tuổi trở lên được thi bằng lái xe A1, A2.
– Đảm bảo sức khỏe theo quy định: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.
– Có trình độ văn hóa theo quy định.
* Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
* Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.