Án tử hình? Đi ngược lại với quyền con người? Đã bao giờ các bạn nghe thấy những lời nói này chưa? Và đã bao giờ bạn thắc mắc, nếu Thi hành án tử hình tại Việt Nam hết bao nhiêu tiền? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nha!
Cơ sở pháp lý
Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ
Luật Thi hành án Hình sự 2019
Nội dung tư vấn
Tử hình là gì?
Tử hình là hình phạt cao nhất dành cho các tội phạm. Thuộc các lĩnh vực liên quan đến vi phạm về an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người; các tội phạm về ma túy; tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.
Như vậy rõ ràng không phải tội nào cũng bị áp dụng hình phạt tử hình. Bản án cuối cùng là tử hình theo quy định tại bộ luật hình sự. Chỉ áp dụng với những tội phạm được coi là đặc biệt nghiêm trọng; có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn; thì mới phải chịu tử hình.
Pháp luật Việt nam bên cạnh việc ngăn chặn, loại bỏ những đối tượng xấu ra khỏi xã hội. Pháp luật Việt nam cũng rất nhân văn và tình nghĩa, luôn có sự khoan hồng. Nên với những người phạm tội thì căn cứ vào mức độ nguy hiểm; tính chất của hành vi phạm tội. Từ đó cơ quan có thẩm quyền mới áp dụng các khung hình phạt khác nhau.
Vậy Thi hành án tử hình tại Việt Nam hết bao nhiêu tiền?
Thi hành án tử hình tại Việt Nam hết bao nhiêu tiền?
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình
Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
– Thuốc làm mất tri giác;
– Thuốc làm liệt hệ vận động;
– Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Một liều thuốc này và dùng cho 01 người.
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
– Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;
– Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
– Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
– Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
– Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.
Các bước tiêm thuốc
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Thi hành án tử hình tại Việt Nam hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, Việt Nam thực hiện thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc được quy định rất cụ thể tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, thuốc được sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều gồm 03 loại thuốc này và dùng cho một người.
Hiện tại không có văn bản quy định mức tiền mua thuốc độc phục vụ cho thi hành án tử hình cụ thể là bao nhiêu. Theo tôi được biết hiện nay thuốc độc phục vụ cho hoạt động này được mua ở nước ngoài nên kinh phí rất đắt đỏ. Tuy nhiên, 1 đại biểu Quốc hội đã từng cung cấp thông tin khó tưởng tượng, mỗi trường hợp bị án tử hình phải đưa từ các tỉnh thành xa tới nơi có nhà thi hành án để tiêm thuốc độc chi phí khoảng 200-300 triệu đồng…
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Thi hành án tử hình tại Việt Nam hết bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thi hành án tử hình tại Việt Nam hết bao nhiêu tiền? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Theo Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự 2019. Thì cụ thể, chế độ ăn đối với phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn mỗi tháng gồm:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 15 kg rau xanh;
+ 0,7 kg thịt (Giảm 0,3 kg so với quy định cũ)
+ 0,8 kg cá (giảm 0,2 kg so với Nghị định cũ)
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,2 lít dầu ăn( được bổ sung trong Nghị định mới)
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 01 kg muối;
+ Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; (được bổ sung trong nghị định mới)
+ Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Hiện tại chưa có văn bản pháp lý nào quy định mức tiền cụ thể cho mỗi tù nhân là bao nhiêu. Bởi vì còn phụ thuộc sự thay đổi giá cả thị trường, từng địa phương khác nhau. Do đó, giá của thực phẩm khác nhau.
Theo tôi tính theo giá hiện nay, để nuôi mỗi tù nhân mỗi tháng hết khoảng 700 nghìn đồng/ tháng. Tuy nhiên, số tiền này chưa tính tiền ăn của những ngày lễ tết; quần áo, điện nước và cả người trông coi.
Theo Điều 4 thông tư 32/2017/TT-BCA điện thoại di động và các thiết bị thông tin khác là những đồ vật bị cấm mang vào phòng giam.
Tuy không được sử dụng điện thoại cá nhân trong trại giam nhưng phạm nhân có thể dùng điện thoại bàn của trại giam để liên lạc với người thân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút.