Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Hương, tối có quen một người bạn suốt hơn 7 năm nay. Vừa rồi anh ấy có ý định mở công ty kinh doanh buôn bán và có nhờ tôi giúp đỡ góp vốn vào. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều đấy nhưng tôi lại khá khó chịu về các thủ tục giấy tờ có liên quan cần làm. Tôi hoàn toàn tin tưởng bạn tôi nên tôi không muốn làm sổ đăng ký cổ đông, không biết liệu rằng điều đó có được không, có vi phạm quy định pháp luật không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi theo quy định sổ đăng ký cổ đông có bắt buộc không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Theo quy định sổ đăng ký cổ đông có bắt buộc không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Sổ đăng ký cổ đông là gì?
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.
Như vậy, ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải lập sổ đăng ký cổ đông (sổ cổ đông).
Căn cứ khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp năm 2020, sổ cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
2. Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
3. Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
4. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
5. Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
Lưu ý:
– Sổ cổ đông phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán;
– Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán;
– Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
Sổ cổ đông có quan trọng hay không?
Sổ cổ đông không phải là văn bản được cơ quan nhà nước cấp như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, sổ cổ đông có vai trò rất quan trọng trong nội bộ công ty cổ phần bởi những lý do sau:
Lưu trữ đầy đủ thông tin của các cổ đông
Bên cạnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sổ cổ đông lưu giữ các thông tin cá nhân cơ bản của cổ đông như: Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý….để phục vụ cho việc quản trị công ty (Ví dụ: Lập danh sách dự họp Đại hội đồng cổ đông; Phân chia lợi nhuận…).
Lưu ý: Trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ liên lạc thì cổ đông phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông (theo khoản 4 Điều 122 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Là tài liệu xác nhận việc sở hữu cổ phần của cổ đông
Sổ cổ đông phải thể hiện thông tin về tổng số cổ phần được quyền chào bán, đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp.
Đối với thủ tục chuyển nhượng cổ phần, cổ phần được coi là đã bán khi:
– Được thanh toán đủ;
– Những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ghi đầy đủ vào sổ cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty (theo khoản 4 Điều 124 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Lưu ý: Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua; trường hợp không giao cổ phiếu, các thông tin về cổ đông được ghi vào sổ cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
Như vậy, sổ cổ đông là văn bản nội bộ chính xác và kịp thời nhất để xác nhận việc chuyển nhượng cổ phần và sở hữu cổ phần của cổ đông, là căn cứ để tiến hành việc phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần.
Theo quy định sổ đăng ký cổ đông có bắt buộc không?
Sổ cổ đông là một trong những tài liệu bắt buộc lưu giữ của công ty cổ phần, trường hợp không lập sổ cổ đông, công ty sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, quy định xử phạt hành chính từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp như sau:
– Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
– Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
– Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
– Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Như vậy, đối với hành vi không lập sổ đăng ký cổ đông có thể bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục buộc lập sổ đăng ký cổ đông theo quy định theo điểm d khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Tóm lại, sổ đăng ký cổ đông là loại tài liệu quan trọng trong công ty cổ phần. Việc lập sổ cổ đông phải được thực hiện ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Theo quy định sổ đăng ký cổ đông có bắt buộc không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục ra tòa ly hôn,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy định về sổ đăng ký cổ đông như thế nào?
- Mẫu danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần năm 2022
- Công chức có được làm cổ đông sáng lập không?
Câu hỏi thường gặp
Nội dung của sổ đăng ký cổ đông theo khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
– Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
Việc thay đổi thông tin trên sổ đăng ký cổ đông theo khoản 4 và khoản 5 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Trường hợp cổ đông thay đổi địa chỉ liên lạc thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc của cổ đông.
– Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
Có rất nhiều cách phân loại cổ đông, tùy thuộc vào từng tiêu chí, mức độ, loại cổ phần mà cổ đông sở hữu để phân loại.
– Dựa vào thời điểm tham gia thành lập doanh nghiệp: cổ đông có thể chia ra thành cổ đông sáng lập và cổ đông khác;
– Dựa vào loại cổ phần mà cổ đông sở hữu: cổ đông có thể chia thành cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi.
Trường hợp của bạn, nếu bạn muốn được hoàn lại cổ phần, bạn phải mua cổ phần ưu đãi hoàn lại do doanh nghiệp phát hành.