Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Phương Tuấn, hiện tôi đang làm chủ một chuỗi quán lẩu ở Hà Nội. Vừa rồi tôi có đi qua kiểm tra 1 cơ sở trên đường Tôn Đức Thắng thì phát hiện hành vi mua bán hóa đơn đỏ của quản lý, nhằm hạn chế số tiền thuế GTGT phải nộp cho cơ quan nhà nước. Tôi vô cùng bất bình và lo lắng không biết với trường hợp kiểu như vậy thì sẽ bị pháp luật xử phạt ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp vấn đề theo quy định mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Theo quy định mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Thông tư 39/2014/TT-BTC
Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Hóa đơn đỏ là thuật ngữ thực tế người dân thường sử dụng để chỉ “hóa đơn giá trị gia tăng” được ghi nhận trong pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Như vậy, trên thực tế “Hóa đơn đỏ” là “hóa đơn giá trị gia tăng”.
Hóa đơn đỏ là một trong các loại hóa đơn được ghi nhận tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Theo đó, hóa đơn đỏ là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Khi nào phải xuất hóa đơn đỏ?
Thông tư 39/2014/TT-BTC, người bán phải xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Tuy nhiên, cũng theo Thông tư này, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không cần phải xuất hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, khi bán hoặc cung cấp bất cứ dịch vụ nào có giá từ 200.000 đồng trở lên, người bán đều phải xuất hóa đơn đỏ. Lúc này, người mua sẽ phải thanh toán thêm 10% thuế giá trị gia tăng cho người bán để người bán thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế với cơ quan thuế.
Theo quy định mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu?
Hành vi mua bán hóa đơn đỏ mặc dù được diễn ra phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng nhận rõ những rủi ro từ việc mua bán hóa đơn đỏ. Theo quy định pháp luật, việc mua bán hóa đơn VAT được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Mức phạt Tội mua bán trái phép hóa đơn được quy định cụ thể tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:
* Đối với cá nhân:
Hình phạt chính:
– Khung 01:
Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm với trường hợp mua bán trái phép hóa đơn:
+ Ở dạng phôi từ 50 số – dưới 100 số; hoặc
+ Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số – dưới 30 số; hoặc
+ Thu lợi bất chính từ 30 – 100 triệu đồng.
– Khung 02:
Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức.
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
+ Hóa đơn ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 30 số trở lên.
+ Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.
+ Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 100 triệu đồng trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
* Với pháp nhân thương mại
Hình phạt chính:
– Khung 01:
Phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng với pháp nhân thương mại mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 số – dưới 100 số hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 10 số – dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30 -dưới 100 triệu đồng.
– Khung 02:
Phạt tiền từ 500 triệu – 01 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức.
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Hóa đơn ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 30 số trở lên.
+ Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.
+ Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 100 triệu đồng trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động…
Hình phạt bổ sung
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 – 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
Khách hàng lấy hóa đơn đỏ để làm gì?
Hiện nay, khi mua sản phẩm, hàng hóa hay đi ăn tại các nhà hàng, dù tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên nhưng vẫn ít ai có thói quen lấy hóa đơn đỏ. Theo quy định, việc lấy hóa đơn đơn đỏ khi mua hàng sẽ giúp cho Nhà nước giám sát người bán hàng, cung cấp dịch vụ có nộp thuế đầy đủ hay không.
Đồng thời, trong thực tế, việc lấy hóa đơn đỏ cũng giúp người mua bảo đảm được một số quyền lợi như: Xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ, từ đó có căn cứ để khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như yêu cầu về các chế độ bảo hành…
Về phía người bán, theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, trường hợp người bán lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua thì sẽ phạt hành chính từ 04 – 08 triệu đồng; hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Theo quy định mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về đơn phương ly hôn nhanh nhất,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Có miễn tiền sử dụng hóa đơn đơn điện tử cho hộ kinh doanh không?
- Có được xuất hóa đơn theo từng lần thanh toán hay không?
- Xử lý viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử ra sao năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn đỏ hợp lệ hóa đơn viết đúng theo Nguyên tắc quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC và 219/2013/TT-BTC như sau:
Bao gồm đầy đủ nội dung bắt buộc trên hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên giao dịch mua bán;
Tên hàng hóa, dịch vụ phải gồm các chỉ tiêu như đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền (ghi bằng cả số và chữ);
Hai bên mua bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán, ngày tháng năm lập hóa đơn.
Theo từng trường hợp, người bán hàng có thể mua hóa đơn đỏ ở:
Nếu Hóa đơn bán hàng trực tiếp không có VAT (thuế giá trị gia tăng), người mua xin cấp hóa đơn theo cuốn của Cơ quan thuế trực thuộc;
Nếu Hóa đơn bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi có nhu cầu thì làm thủ tục với Cơ quan thuế.
Hai loại hóa đơn này đều phổ biến trong doanh nghiệp, nhưng loại không giống nhau. Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ) đều lập sau khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng. Việc phân biệt chúng rất quan trọng đối với kế toán để công tác kê khai, hoạch toán cho doanh nghiệp hiệu quả.