Hóa đơn bán lẻ gần như không còn xa lạ với các dịch vụ bán lẻ. Đó là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như vậy, hóa đơn bán lẻ rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Và câu hỏi đặt ra là “Hóa đơn bán lẻ có giá trị pháp lý không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hóa đơn bán lẻ là gì?
Hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi có giao dịch mua hàng. Loại hóa đơn này thường không có nhiều giá trị pháp lý và cũng không được cơ quan thuế quản lý. Các cá nhân, tổ chức có thể tự thiết kế và in ấn hóa đơn để thuận tiện cho việc sử dụng.
Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh có thể tự thiết kế, in ấn sử dụng cũng như quản lý hóa đơn của mình. Hóa đơn này thường được in trên những loại giấy mỏng có giá thành rẻ hoặc dùng giấy than để có thể sao chép nội dung sang nhiều liên giấy sau. Màu sắc thường là màu trắng, hồng, vàng.
Các loại hóa đơn bán lẻ
Hóa đơn bán lẻ 1 liên
Đây là loại hóa đơn chỉ có 1 liên duy nhất. Liên này sẽ chỉ được giao cho người mua và mục đích chính là tạo sự minh bạch trong mua bán. Hóa đơn này thường được in thành quyển và dễ dàng xé ra khi bán hàng.
Hóa đơn bán lẻ 2 liên
Loại hóa đơn này thường sẽ gồm 2 liên với 2 màu khác nhau. Liên 1 khách hàng giữ và liên 2 sẽ do cửa hàng giữ. Liên 2 chính là bản sao của liên 1 và người ta thường dùng giấy in để in sao kê nội dung của liên 1.
Liên 2 được giữ lại với mục đích chính là giữ lại bản sao để lưu trữ cũng như đối chiếu việc xuất hàng hóa. Hóa đơn bán lẻ 2 liên thường sẽ được dùng ở các doanh nghiệp hoặc cửa hàng kinh doanh sản phẩm có bảo hành, chính sách đổi trả rõ ràng và cần lưu lại thông tin để đối chiếu về sau. Hóa đơn sẽ được đánh số và liên 1, liên 2 sẽ được đánh số giống nhau để việc đối chiếu thông tin được dễ dàng hơn.
Hóa đơn bán lẻ 3 liên
Hóa đơn 3 liên được hiểu là loại hóa đơn trong đó, liên 2,3 là bản sao của liên 1. Hóa đơn này được sử dụng khi doanh nghiệp, cửa hàng cần thêm liên để lưu trữ cũng như giao cho khách hàng và đơn vị trung gian như đơn vị vận chuyển, bán hàng qua mạng,…
Hóa đơn bán lẻ có giá trị pháp lý không?
Hóa đơn bán lẻ trên thực tế không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế nhưng nó cũng đóng những vai trò quan trọng như: Chứng minh được giao dịch đã diễn ra giữa 2 bên. Nếu xảy ra tranh chấp giữa 2 bên thì việc mà có hóa đơn bán lẻ thì cũng là có được một bằng chứng có giá trị trong trường hợp xảy ra tranh chấp không đáng giữa người bán và người mua. Hóa đơn bán lẻ với những thông tin được ghi chi tiết về quá trình mua bán ra đời nhằm giải quyết vấn đề đó.
Hóa đơn bán lẻ hợp lệ cần được lập đúng theo nguyên tắc lập hóa đơn. Nghĩa là nội dung trên hóa đơn phải đảm bảo đúng tên, đúng chủng loại các mặt hàng mà cửa hàng kinh doanh. Hóa đơn đã viết không được tẩy xóa hay sửa chữa, phải sử dụng cùng một màu mực và không phai để có thể đáp ứng yêu cầu lưu trữ.
Cách ghi hóa đơn bán lẻ
Thông thường, hóa đơn bán lẻ gồm các nội dung cơ bản sau:
- Ngày tháng năm lập hóa đơn
- Họ và tên người mua hàng
- Tên sản phẩm
- Đơn vị tính, số lượng
- Thành tiền
- Chữ kí của người mua và bán
Khi sử dụng các mẫu hóa đơn bán lẻ cần phải để ý những lưu ý sau đây:
- Ghi rõ ràng, chính xác họ và tên, địa chỉ của người mua hàng;
- Trên mẫu hóa đơn phải thể hiện được các thông tin của đơn vị bán hàng/ cung cấp dịch vụ;
- Ghi đầy đủ tên hàng hóa, dịch vụ. Nếu không viết hết các dòng hóa đơn, cần gạch chép các dòng còn trống;
- Ghi rõ đơn vị tính như cái, chiếc, kg,… Trường hợp kinh doanh về dịch vụ thì không cần ghi đơn vị tính trên hóa đơn;
- Ghi rõ số lượng hàng hóa bán ra thực tế;
- Viết giá bán thực tế (không có thuế GTGT);
- Ghi tổng giá trị số lượng và đơn giá;
- Ghi tổng giá trị hàng hóa bên trên, ghi cả bằng số và bằng chữ;
- Ghi ngày tháng năm bán hàng hóa/ dịch vụ.
Hình thức thể hiện của hóa đơn bán lẻ
- Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Hóa đơn bán lẻ có giá trị pháp lý không?”. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn bán lẻ không được coi là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, còn hóa đơn không thuế là hóa đơn bán hàng thông thường (hóa đơn trực tiếp). Nó cũng giống như hóa đơn đỏ nhưng không có VAT. Theo quy định thì hóa đơn này không cần kê khai thuế nhưng vẫn thể hiện ở trong sổ sách kế toán và vẫn được coi là chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định doanh thu.
Dù không có nhiều giá trị về pháp lý, nhưng hóa đơn bán lẻ cũng có vai trò quan trọng giữa người bán với người mua.
– Hóa đơn bán lẻ sẽ giúp chứng minh được sự mua bán giữa hai bên. Nếu xảy ra tranh chấp giữa 2 bên thì việc mà có hóa đơn bán lẻ thì cũng là có được một bằng chứng đáng giá.
– Mục đích chủ yếu của hóa đơn bán lẻ là để giúp thể hiện nội dung việc mua bán (số lượng, tên hàng hóa, thành tiền, ngày tháng,…)
Mục đích chủ yếu của hóa đơn bán lẻ là thể hiện nội dung của việc mua bán như: tên mặt hàng, số lượng, đơn giá, tổng tiền phải trả, ngày mua bán,…Hóa đơn bán lẻ sẽ giúp chứng minh được sự mua bán giữa hai bên. Nếu xảy ra tranh chấp thì nó chính là bằng chứng khẳng định chắc chắn đã diễn ra hoạt động mua bán.
Khi kinh doanh tạp hóa với khách hàng mua lẻ, cũng sẽ có khách yêu cầu hóa đơn, có khách hàng không. Ví dụ như những người dân chỉ đi mua sắm thông thường hàng ngày, những đồ nhỏ lẻ thì họ thường không yêu cầu hóa đơn, mua càng nhanh càng tốt. Còn nếu mua sắm cho một công ty, trường học hay hoạt động nào đó cần có hóa đơn để quyết toán nên dù mua số lượng nhỏ lẻ thì khách cũng yêu cầu hóa đơn.
Dù khách có yêu cầu hóa đơn hay không thì để chuyên nghiệp cũng như quản lý bán hàng thuận tiện hơn thì cửa hàng tạp hóa cần sử dụng hóa đơn bán lẻ.