Xin chào Luật sư. Em hiện đang là sinh viên ngành Luật, em rất có đam mê với ngành và có định hướng sau khi ra trường sẽ học nghiệp vụ luật sư. Em có thắc mắc rằng để hành nghề luật sư cần đáp ứng những điều kiện gì? Đâu không phải là nguyên tắc hành nghề luật sư hiện nay? Bên cạnh đó, em muón hỏi rằng theo quy định luật sư bị cấm thực hiện hành vi nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật của Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012
Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với luật sư như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 về tiêu chuẩn luật sư, cụ thể:
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Trong đó:
* Đối với đào tạo nghề luật sư:
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về đào tạo nghề luật sư như sau:
– Có Bằng cử nhân luật và đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư;
– Hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư theo thời gian đào tạo mà pháp luật quy định là mười hai tháng và được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
* Đối với cơ sở đào tạo nghề luật sư được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, cụ thể:
– Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp;
– Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Tuy nhiên việc đào tạo nghề luật sư vẫn có trường hợp ngoại lệ, tại Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư, bao gồm:
– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật.
– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
– Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Trường hợp người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, việc công nhận tại Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BTP theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
* Đối với tập sư hành nghề luật sư được quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật luật sư sửa đổi 2012 như sau:
– Người đã có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người được miễn đào tạo nghề luật sư phải tham gia tập sư hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư.
– Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng trừ trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư được quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.
* Đối với cấp chứng chỉ hành nghề luật sư theo khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
– Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.
– Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật Luật sư sửa đổi 2012.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
– Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
– Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
Đâu không phải là nguyên tắc hành nghề luật sư?
Căn cứ theo Điều 5 của Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012, Luật quy định về các nguyên tắc hành nghề Luật sư, cụ thể như sau:
“Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”.
Như vậy, khi hành nghề luật sư phải tuân thủ những nguyên tắc nêu trên. Luật luật sư đã quy định những nguyên tắc hành nghề luật sư tương đối khái quát, yêu cầu chung cho những đối tượng thực hiện hành nghề luật sư. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất yêu cầu khi hành nghề luật sư đó là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tiếp đến, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Theo quy định luật sư bị cấm thực hiện hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư như sau:
– Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
+ Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
+ Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
+ Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
+ Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
+ Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
+ Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
+ Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
+ Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
– Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tiêu chuẩn trở thành luật sư
- Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật
- Luật sư không tố giác thân chủ có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Theo quy định đâu không phải là nguyên tắc hành nghề luật sư?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như dịch vụ tư vấn về dịch vụ thành lập công ty nhanh chóng, uy tín… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư
Luật sư khi hành nghề sẽ thực hiện những công việc sau:
Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
Giao tiếp với khách hàng và những người khác
Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp
Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện,….
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.