Khi quyết định hình phạt, Toà án sẽ căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Thế nào là vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ là
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 51 và 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 52.
Trong trường hợp người phạm tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, Tòa án sẽ đánh giá mức độ của các tình tiết này để quyết định mức án tương ứng. Cụ thể:
- Lượng tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tương đương nhau hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tương đương nhau, có thể triệt tiêu nhau thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp thông thường.
- Lượng tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thấy có cơ sở để tăng nặng TNHS thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp đã tăng nặng TNHS.
- Lượng tình tiết tăng nặng ít hơn tình tiết giảm nhẹ hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thấy có cơ sở để giảm nhẹ TNHS thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp đã giảm nhẹ TNHS.
Trên thực tế, không có văn bản quy định cụ thể về hướng giải quyết trong trường hợp này. Vậy nên, cơ sở để xác định sự tương đương về tính chất giữa các tình tiết tặng nặng và giảm nhẹ TNHS không rõ ràng, chủ yếu dựa vào sự xem xét chủ quan của Hội đồng xét xử.
Hậu quả khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ có thể tác động đến việc định khung, hoặc quyết định hình phạt của vụ án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Đối với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quy định này thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật, mang tính giáo dục trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mà vẫn thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật và có tác dụng răn đe cao. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật này; Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể” (khoản 1, khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015); “Trong trường hợp có đủ các điều kiện theo quy định, nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án” (khoản 3 Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). Việc quy định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có lợi cho bị cáo thể hiện tính độc lập của Tòa án nhân dân trong hoạt động tố tụng với các cơ quan tiến hành tố tụng, mà trực tiếp là bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân. Hậu quả áp dụng trong trường hợp này được hiểu là mang tính có lợi cho bị cáo.
– Đối với việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động tố tụng hình sự có cácgiai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm), trong mỗi giai đoạn tố tụng, các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định và có tác động đến quá trình giải quyết vụ án hình sự (tiếp tục, tạm dừng hoặc kết thúc). Thời điểm thể hiện các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện trong văn bản tố tụng là bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, có nghĩa hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, như: Chủ thể phạm tội (tuổi chịu trách nhiệm); khách thể được Bộ luật Hình sự bảo vệ; mặt khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi…); mặt chủ quan của cấu thành tội phạm (lỗi, mục đích – bắt buộc thể hiện trong cấu thành tội phạm đối với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia…). Với quy định hiện hành cho thấy: Khi hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì dù có áp dụng bao nhiêu tình tiết tăng nặng thì Tòa án nhân dân không áp dụng tội danh nặng hơn hoặc hình phạt nặng hơn đối với hành vi đã cấu thành tội danh. Pháp luật hiện hành không quy định việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sẽ chịu tội danh nặng hơn hoặc định khung hình phạt nặng hơn mà hành vi phạm tội đã thực hiện.
Trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có hiệu lực pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng xử phạt hành chính như thế nào?
- Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng giao thông khi xử phạt hành chính
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, hợp thức hóa lãnh sự, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trong số các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có tình tiết được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt trong các điều luật. Bộ luật Hình sự năm 2015 có 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì đến 9/15 điểm (chín trên mười lăm) quy định trong định tội, định khung hình phạt.
là những biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội hoặc vì ngoại cảnh tác động mà thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, cấu trúc điều luật rất cụ thể, như: Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức (điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015); có thể cùng dấu hiệu (nếu có gộp cũng gần tính chất) người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác (điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015)…
Các tình tiết là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng