Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc, được áp dụng nhiều lần trong một khu vực địa giới hành chính hoặc phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo nội dung, trình tự theo luật định. Cùng Luật sư X tìm hiểu về thế nào là văn bản quy phạm pháp luật qua bài viết dưới đây.
Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Hiến pháp
- Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp,cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:
– Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đông nhân dân các cấp.
– Cơ quan hành chính: Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.
– Cơ quan tư pháp: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Cơ quan do Quốc hội thành lập: Tổng kiểm toán nhà nước
Các cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thẩm quyền ban hành Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Quốc hội ban hành luật để quy định:
- a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
- c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
- đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;
- e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;
- i) Trưng cầu ý dân;
- k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
- l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
- a) Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
- c) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
- đ) Đại xá;
- e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
- a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
- b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;
- c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
- d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
- đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
- e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thẩm quyền ban hành Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:
1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.
2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Thẩm quyền ban hành Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao hoặc hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.”.
Thẩm quyền ban hành Nghị định của Chính Phủ:
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thẩm quyền ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:
1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thẩm quyền ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.
Thẩm quyền ban hành Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thẩm quyền ban hành Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thẩm quyền ban hành Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Thẩm quyền ban hành Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước:
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật mới nhất
- Làm giấy tờ giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 17 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chủ tịch nước có quyền ban hành Lệnh và Quyết định. Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định để quy định:
– Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.
– Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP thì một số quyết định của thủ tướng Chính phủ không phải là Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Các quyết định liên quan đến phê duyệt chiến lực, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án.
2. Chỉ tiêu kinh tế.
3. Thành lập trường đại học, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ mà chính phủ giao gồm ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban.
4. các quyết định Khen thưởng, kỷ luật, điều động.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp nhận đơn thư từ chức, tạm đình chỉ công tác.
Các cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.