Chào Luật sư, hiện tôi đang có một thắc mắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ không biết Luật sư có thể giải thích cho tôi được không ạ. Thưa luật sư dạo gần đây tôi có nghe nhiều về cụm từ đăng ký bảo hộ cho thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Vậy thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Mong quý luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
Mạch tích hợp bán dẫn là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm; hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số; hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong; hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Mạch tích hợp bán dẫn hay thường được gọi là IC hay mạch vi điện tử. Về mặt cấu tạo; mạch tích hợp bán dẫn là một thiết bị điện tử được tạo thành từ nhiều thành phần có chức năng khác nhau như bóng bán dẫn; điện trở; tụ điện, …; và được đặt trên một tấm nền bán dẫn.
Thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí); là cấu trúc không gian của các phần tử mạch; và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ ở đây thật ra là việc bảo hộ cách thức sắp xết trật tự của các phần tự mạch; và mối liên kết giữa chúng.
Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo quy định tại Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính nguyên gốc;
2. Có tính mới thương mại.
Thứ nhất, về tính nguyên gốc của thiết kế bố trí:
- Kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả; mà không phải là sự sao chép.
- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí; và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
Theo quy định tại Điều 70 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí; và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
- Trong trường hợp, thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử; các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc; nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định của Luật SHTT.
Thứ hai, tính mới thương mại của thiết kế bố trí:
- Tính mới thương mại phải được hiểu là tính chưa được khai thác thương mại (sản xuất, mua bán, phân phối, chuyển nhượng, …); tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn.
Tuy nhiên, nếu nộp đơn đăng ký trong thời hạn 2 năm; kể từ ngày thiết kế bố trí được khai thác thương mại thì không bị coi là mất tính mới.
Theo quy định tại Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì tính mới thương mại của thiết kế bố trí được quy định như sau:
- Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại; nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
- Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm; kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT; hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. (khuyến khích đi đăng ký).
- Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định là hành vi phân phối công khai; nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí; hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo quy định tại Điều 69 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì các đối tượng sau đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
- Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
- Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Tuy nhiên: Có một nghịch lý rằng những cái vi mạch bên trong mạch tích hợp bán dẫn trên vẫn sẽ có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế; hoặc quyền tác giả.
Tác giả của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo quy định tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; thì tác giả của thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; thì họ là đồng tác giả.
Như vậy khi là tác giả của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn sẽ có các quyền nhân thân như: Ghi tên trên bảng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; và được nên tên là tác giả trong các tài liệu giới thiệu công bố về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó. Ngoài ra còn được nhận thù lao the Điều 135 nếu họ không đồng thời là chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
Chủ sở hữu của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có thể là tổ chức; cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
- Chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; đồng thời là tác giả thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Tác giả sáng chế là cá nhân, tự bỏ công sức, tiền bạc; cơ sở vật chất; kỹ thuật để tạo ra sáng chế mà không phải được giao; hoặc được thuê từ chủ thể khác nên họ sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân; và tài sản đối với sáng chế đó.
- Chủ sở hữu không phải là tác giả của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Tác giả là một chủ thể khác với chủ sở hữu.
+ Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân đã đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật cho tác giả tạo ra sáng chế với hình thức giao việc; hoặc thuê việc.
+ Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân là chủ thể nhận thừa kế quyền.
+ Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền sở hữu (nhận chuyển nhượng quyền).
Thời hạn bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì hiệu lực của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn trong khoảng thời gian sau:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký; hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Tra cứu thông tin quy hoạch ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi dưới đây:
– Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế được bảo hộ;
– Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng; hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế; hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế được bảo hộ;
– Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí; mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí; hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
– Sử dụng thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân; hoặc mục đích phi thương mại; hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử; hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
– Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;
– Sử dụng thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh; hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật SHTT;
– Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật SHTT;
– Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật SHTT.